Quy hoạch phát triển giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến 2020, định hướng đến 2030

Quy hoạch phát triển giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng phê duyệt ngày 24/1/2011.

Quy hoạch xác định đến năm 2020, khối lượng vận tải toàn vùng sẽ đạt khoảng 450 – 500 triệu tấn hàng hoá và 700 – 800 triệu hành khách/năm, với tốc độ tăng trưởng bình quân 9 – 10%/năm, trong đó lượng hàng hoá thông qua các cảng biển trong vùng là 115 – 160 triệu tấn/năm; lượng hành khách thông qua các cảng hàng không trong vùng là 25 triệu hành khách/năm. Vận tải hành khách công cộng đô thị Hà Nội đạt 35%, Hải Phòng và các đô thị tương đương khác đạt 15 – 20%.

Khối lượng vận tải toàn vùng sẽ đạt khoảng 450 – 500 triệu tấn hàng hoá và 700 – 800 triệu hành khách/năm, với tốc độ tăng trưởng bình quân 9 – 10%/năm, trong đó lượng hàng hoá thông qua các cảng biển trong vùng là 115 – 160 triệu tấn/năm; lượng hành khách thông qua các cảng hàng không trong vùng là 25 triệu hành khách/năm. Vận tải hành khách công cộng đô thị Hà Nội đạt 35%, Hải Phòng và các đô thị tương đương khác đạt 15 – 20%.

Dự kiến quỹ đất phát triển kết cấu hạ tầng giao thông là 97.000 ha

Quy hoạch tổ chức vận tải hợp lý trên một số hành lang vận tải chủ yếu như sau:

Hành lang

Phương thức vận tải

Hành lang Bắc – Nam

Gồm 4 phương thức vận tải: đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không. Vận tải hàng hoá đường dài chủ yếu do đường biển và đường sắt đảm nhận. Vận tải hành khách đường dài sẽ chuyển dần sang đường sắt và hàng không. Hàng hoá và hành khách trên các cung đoạn ngắn và nội tỉnh chủ yếu do vận tải đường bộ đảm nhận.

Hành lang Hà Nội – Hải Phòng

Gồm 3 phương thức vận tải: đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa. Hành khách chủ yếu sử dụng vận tải đường bộ, hàng hoá chia sẻ giữa 3 phương thức vận tải đường bộ, đường sắt và đường sông.

Hành lang Hà Nội – Quảng Ninh

Gồm 3 phương thức vận tải: đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa. Hành khách chủ yếu sử dụng vận tải đường bộ, đường sắt; hàng hoá chia sẻ giữa 3 phương thức vận tải đường bộ, đường sắt và đường sông.

Hành lang Hà Nội – Lào Cai

Gồm 3 phương thức vận tải: đường bộ, đường sắt và đường thuỷ nội địa. Do điều kiện địa hình, việc vận tải hàng hoá và hành khách trên tuyến do đường bộ và đường sắt đảm nhận là chính.

Hành lang Hà Nội – Lạng Sơn

Gồm 2 phương thức vận tải: đường bộ và đường sắt. Vận tải đường bộ chiếm ưu thế tuyệt đối về cả vận chuyển hàng hoá và hành khách.

Hành lang Ninh Bình – Hải Phòng – Quảng Ninh

Gồm 2 phương thức vận tải: đường bộ và đường thuỷ nội địa, trong đó vận tải đường bộ là chủ yếu.

Dự kiến quỹ đất dành cho phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông quốc gia vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ theo quy hoạch là trên 97.000 ha, chiếm 6,2% diện tích vùng (không tính đến giao thông đô thị và giao thông địa phương).

Xem chi tiết: Quy hoạch phát triển giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 TẠI ĐÂY.

chọn
Các dự án của Novaland, Nam Long, DIG ở Đồng Nai đón tin mừng
Quy hoạch chung TP Biên Hòa vừa được phê duyệt điều chỉnh cục bộ. MBS đánh giá động thái này sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ phê duyệt quy hoạch 1/500 các phân khu thuộc dự án Aqua City, Izumi và Khu đô thị Long Tân.