Quy hoạch phát triển giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến 2020, định hướng đến 2030

Điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng phê duyệt ngày 23/11/2015.

Quy hoạch xác định đến năm 2020, khối lượng vận tải hành khách đạt 1.800 - 1.900 triệu lượt khách/năm, tốc độ tăng trưởng bình quân 10% - 11%/năm, trong đó khối lượng hành khách qua cảng hàng không đạt khoảng 25 - 26 triệu khách; vận tải hành khách công cộng đảm nhận thị phần từ 20% - 25% đối với TP HCM và 5 - 10% đối với các thành phố khác trong vùng;

Lượng hàng hóa đạt khoảng 650 - 700 triệu tấn/năm, tốc độ tăng trưởng bình quân 10% - 11%/năm, trong đó lượng hàng hóa thông qua cảng biển đạt 240 - 250 triệu tấn (container từ 10 - 11 triệu TEU).

Định hướng đến năm 2030, thỏa mãn được nhu cầu vận tải và dịch vụ vận tải của xã hội; Cơ bản hoàn thiện và hiện đại hóa mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông; kết nối thuận tiện giữa các phương thức vận tải, giữa TP HCM với các đô thị vệ tinh, với cả nước và quốc tế.

Quỹ đất dự kiến cho hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đến 2020 khoảng 39.710 ha

Quy hoạch 6 đường bộ cao tốc

Đường bộ cao tốc

Chiều dài

Cao tốc Bắc - Nam phía Đông, đoạn trong vùng từ Dầu Giây (tỉnh Đồng Nai) đến Mỹ Thuận (tỉnh Tiền Giang) 

Chiều dài trong vùng khoảng 257,7 km

Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Dài khoảng 77,6 km, trong đó tuyến nhánh vào Phú Mỹ dài khoảng 7,9 km, quy mô 6 làn xe

Giai đoạn đến 2020 đầu tư quy mô 2 - 4 làn xe

Cao tốc TP HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành (tỉnh Bình Phước)

Dài khoảng 69 km, nghiên cứu đầu tư quy mô 6 - 8 làn xe

Cao tốc TP HCM - Mộc Bài (tỉnh Tây Ninh)

Dài khoảng 55 km, quy mô 4 - 6 làn xe

Giai đoạn đến 2020 đầu tư quy mô 2 - 4 làn xe

 

Cao tốc Dầu Giây - Đà Lạt, từ Dầu Giây (tỉnh Đồng Nai) đến ranh giới tỉnh Lâm Đồng

Đoạn trong vùng dài khoảng 70 km, quy mô 2 - 4 làn xe

 

Cao tốc Bắc - Nam phía Tây, là đường Hồ Chí Minh (giai đoạn 3)

Đoạn trong vùng dài khoảng 261 km, nghiên cứu quy mô 4 - 6 làn xe.


 

Đường vành đai TP HCM, đường vành đai 3 với chiều dài khoảng 89 km, quy mô 6 - 8 làn xe, quy mô mặt cắt ngang đoạn Mỹ Phước - Tân Vạn là 32 m, kết hợp xây dựng cao tốc vành đai 3 trên cao; hoàn thành trước năm 2020.

Đường Vành đai 4 với chiều dài khoảng 198 km, quy mô 6 - 8 làn xe; hoàn thành trước năm 2020 đoạn Bến Lức - Long An đến cuối tuyến trục Bắc - Nam TP HCM và đoạn Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.

Dự kiến quỹ đất dành cho hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông Quốc gia vùng kinh tế trọng điểm phía Nam bao gồm: Đường bộ (cao tốc, quốc lộ, đường vành đai), đường sắt, cảng hàng không, cảng biển, cảng sông, các nhà ga bến, bãi... (không tính đến đường tỉnh, đường huyện, giao thông đô thị và giao thông địa phương) đến 2020 khoảng 39.710 ha (chiếm 1,3% diện tích vùng). 

Trong đó diện tích cần bổ sung là 31.107 ha (diện tích chiếm dụng đất lúa khoảng 1.936 ha, chiếm 6,2% tổng diện tích cần bổ sung).

Xem chi tiết: Điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 TẠI ĐÂY.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.