Quỳnh Tứ: Từ diễn viên quen mặt không biết tên đến doanh nhân 'bù nhìn'

Bên cạnh những khoản tiền ngàn tỷ bốc hơi, những bóng hồng xung quanh nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị OceanBank Hà Văn Thắm cũng được báo chí nhắc tới nhiều.

Đại án OceanBank và Hà Văn Thắm là một trong những vụ án nhận được sự quan tâm lớn từ dư luận. Bên cạnh những khoản tiền ngàn tỷ bốc hơi, những bóng hồng xung quanh nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị OceanBank Hà Văn Thắm cũng được báo chí nhắc tới nhiều. Trong đó, Quỳnh Tứ (Hoàng Thị Hồng Tứ) là bóng hồng nổi bật nhất.

Quỳnh Tứ vốn xuất thân từ nghệ thuật. Xuất thân là nghệ sĩ đàn tranh, sau đó cô tham gia hoạt động ca hát rồi lấn sân sang điện ảnh. Ở lĩnh vực nào, cô cũng chưa phải là cái tên nổi bật. Mặc dù tham gia nhiều bộ phim nổi tiếng như "Đầm lầy bạc" và "Ngôi biệt thự màu tro lạnh",... nhưng Quỳnh Tứ vẫn chỉ là diễn viên quen mặt, lạ tên.

quynh tu tu dien vien quen mat khong biet ten den doanh nhan bu nhin
Hoàng Thị Hồng Tứ nức nở trước toà trong phiên xét xử ngày 7/9 và cho biết chỉ biết ký vì tin tưởng còn không biết nội dung.

Học trường Sân khấu Điện ảnh nhưng nữ diễn viên Quỳnh Tứ được cất nhắc lên chức thư ký Hội đồng quản trị OceanBank. Chưa rõ năng lực ở vị trí này của cô như thế nào nhưng một vài nhân viên cũ trong Ocean Group kể lại rằng ngoài đời Quỳnh Tứ rất xinh đẹp, giao tiếp tốt nên khá được lòng những người xung quanh.

OceanBank nói riêng và Ocean Group nói chung có tiền lệ là rất tin dùng lãnh đạo trẻ. Ví dụ, ông Phó Thiên Sơn được điều chuyển từ Ocean Securities về làm Tổng giám đốc công ty Cổ phần Khách sạn và Dịch vụ Đại Dương (OCH) khi 28 tuổi. Điều đáng nói, OCH là doanh nghiệp ngàn tỷ. Hay như trường hợp bà Nguyễn Thị Lan Hương cũng được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc OCH khi còn khá trẻ. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi Hoàng Thị Hồng Tứ cũng được đưa lên vị trí cao nhất tại một công ty khác liên quan tới OceanBank.

Theo những lời khai từ các bị cáo tại phiên toà đang diễn ra liên quan đến đại án tại OceanBank và Hà Văn Thắm, để có tiền chi chăm sóc khách hàng, năm 2008, ông Hà Văn Thắm đã thành lập công ty BSC để thu phí các khách hàng vay vốn tại OceanBank. Hoàng Thị Hồng Tứ - khi đó là thư ký tại ngân hàng OceanBank, được Hà Văn Thắm nhờ đứng tên làm Chủ tịch HĐQT công ty BSC và đại diện theo pháp luật của công ty này. Khách hàng muốn vay vốn hoặc mua ngoại tệ sẽ phải trả giá cao hơn so với giá quy định của Ngân hàng Nhà nước. Khoản tiền chênh lệch so với quy định sẽ được hợp thức hóa bằng hợp đồng dịch vụ (tư vấn, đầu tư, cung cấp thông tin…) mà khách hàng phải ký với công ty BSC.

Khi ông Hà Văn Thắm dính vòng lao lý trong vụ OceanBank, Hoàng Thị Hồng Tứ cũng liên lụy vì "trót" làm lãnh đạo công ty BSC.

Hoàng Thị Hồng Tứ bị cáo buộc đã giúp sức cho Hà Văn Thắm dùng công ty BSC để thu phí, lấy tiền để chi theo yêu cầu của Nguyễn Xuân Sơn (Tổng giám đốc OceanBank). Tứ còn trực tiếp ký 98 hợp đồng dịch vụ, thu được số tiền 14 tỷ đồng cho Hà Văn Thắm.

Khai trước tòa trong phiên xét xử ngày hôm nay, 7/9, bị cáo Tứ nức nở cho rằng bị cáo được Hà Văn Thắm nhờ đứng tên đại diện pháp luật cho công ty BSC trong lúc chờ tuyển người. Thực chất, bị cáo không nhận lương từ BSC, không biết trụ sở công ty ở đâu, không biết công ty có hoạt động gì không, cũng không biết công ty có bao nhiêu nhân viên…

Tứ trình bày do tin tưởng Thắm và Phạm Hoàng Giang nên ký quyết định bổ nhiệm Giang, đồng thời Tứ cũng khai nhận mặc dù là Chủ tịch Hội đồng quản trị của BSC nhưng Tứ chỉ là người đứng tên không biết BSC hoạt động như thế nào, có bao nhiêu nhân sự.

Theo Tứ, tất cả các hợp đồng Giang đưa và bảo ký thì Tứ ký, chứ không biết nội dung hợp đồng là gì. Tứ tiếp tục khai nhận vì Giang là Tiến sĩ luật nên hồ sơ, giấy tờ mà Giang đưa cho Tứ rất tin tưởng và không trao đổi lại bất kỳ vấn đề gì, cũng như không kiểm tra nội dung.

chọn
Hình ảnh khu phức hợp Đại sứ quán Mỹ sau hơn năm khởi công
Hình ảnh mới nhất về tiến độ khu phức hợp Đại sứ quán Hoa Kỳ sau hơn năm khởi công.