Samsung rót vốn 17,3 tỉ USD và tạo hơn 13.000 việc làm sau 12 năm sang Việt Nam

Samsung là nhà đầu tư FDI lớn nhất Việt Nam thập niên qua với tổng vốn 17,3 tỉ USD. Đồng thời, Việt Nam đã trở thành cứ địa sản xuất lớn nhất của tập đoàn này tại nước ngoài.
Sự chi phối của Samsung với nền kinh tế Việt Nam: 17 tỉ USD và 170.000 nhân sự - Ảnh 1.

Trụ sở Samsung tại Thái Nguyên. (Ảnh: Samsung)

"Quán quân" FDI tại Việt Nam

Năm 2008, Samsung rót 670 triệu USD đầu tiên vào thị trường Việt Nam, đánh dấu một giai đoạn phát triển bùng nổ của tập đoàn đến từ Hàn Quốc này. 

Ngay sau đó, tháng 7/2009 nhà máy tại Bắc Ninh đạt sản lượng một triệu chiếc điện thoại. Tháng 9/2010, Samsung cán mốc doanh thu một tỉ USD với 6 triệu điện thoại.

Với doanh thu đạt 58 tỉ USD vào năm 2017, Samsung trở thành công ty lớn nhất Việt Nam, vượt cả PetroVietnam.

Sau 12 năm, đến nay vốn đầu tư của hãng công nghệ Hàn Quốc đã tăng lên 26 lần, giúp tập đoàn này trở thành nhà đầu tư FDI lớn nhất Việt Nam thập niên qua với tổng vốn 17,3 tỉ USD, theo TTXVN.

Tính trong 10 năm từ 2010 - 2019, vốn Hàn Quốc vào Việt Nam tăng hơn ba lần, từ 22 tỉ USD lên gần 68 tỉ USD.

Sự gia tăng đầu tư và dây chuyền sản xuất của Samsung đã góp phần đưa Việt Nam nhanh chóng ghi tên trên bản đồ công nghệ toàn cầu. Đồng thời, Việt Nam đã trở thành cứ địa sản xuất lớn nhất của Samsung tại nước ngoài.

Tổ hợp sản xuất khổng lồ

Samsung đã đầu tư 6 nhà máy và trung tâm R&D tại Bắc Ninh, Thái Nguyên và TP HCM. Trong đó, Samsung Electronics Vietnam (SEV) tại Bắc Ninh và Samsung Electronics Vietnam Thainguyen (SEVT) tại Thái Nguyên là hai nhà máy sản xuất điện thoại di động lớn nhất của hãng trên toàn cầu.

Samsung Electrics Ho Chi Minh Complex (SEHC) là nhà máy điện tử gia dụng và SVMC là trung tâm R&D lớn nhất của Samsung tại Đông Nam Á.

Thông tin từ Forbes Việt Nam, năm 2019, riêng tổ hợp SEVT tại Thái Nguyên đã cán mốc 500 triệu sản phẩm. Giữa năm 2020 hãng chào đón điện thoại di động thứ 700 triệu, với kì vọng tiến sát đến mức một tỉ sản phẩm.

Theo báo cáo tài chính của Samsung Electronics năm 2019, doanh thu toàn cầu của tập đoàn ghi nhận gần 198 tỉ USD và lợi nhuận 23,46 tỉ USD. Trong đó, 70 tỉ USD doanh thu thuộc về các nhà máy tại Việt Nam, tăng 3,9% so với năm 2018, với tổng mức lợi nhuận khoảng 4,5 tỉ USD chủ yếu từ khu công nghiệp ở Bắc Ninh và Thái Nguyên.

Hiện tại, tập đoàn cũng từng bước tham gia vào nhiều lĩnh vực công nghiệp khác tại Việt Nam từ hạ tầng, cảng biển cho đến y tế, hàng không…

Sự chi phối của Samsung với nền kinh tế Việt Nam: 17 tỉ USD và 170.000 nhân sự - Ảnh 2.

Công nhân đang làm việc tại nhà máy Samsung Thái Nguyên. (Ảnh: Samsung Việt Nam).

Chiếm tỉ trọng cao về xuất khẩu

Doanh số xuất khẩu của Samsung thường chiếm tỉ trọng trung bình 20-25% tổng kim ngạch xuất khẩu hằng năm của Việt Nam, theo báo Đầu tư.

Nếu như năm 2010, Samsung chỉ mang lại 1,6 tỉ USD doanh số xuất khẩu, tương đương với 2,2% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, thì đến năm 2019, con số này đã tăng gấp 36 lần, với 59 tỉ USD, tương đương 22% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, biến Việt Nam trở thành nhà xuất khẩu lớn thứ hai về điện thoại thông minh trên thế giới, chỉ sau Trung Quốc.

Thị trường Mỹ và châu Âu cũng đang nhập khẩu trên 50% giá trị xuất khẩu các loại sản phẩm của Samsung Electronics Việt Nam, trong đó thị trường Mỹ chiếm khoảng trên 20% và thị trường châu Âu chiếm khoảng 30% giá trị xuất khẩu.

Tuy nhiên, Samsung Việt Nam dự kiến giảm mục tiêu xuất khẩu năm 2020 xuống còn 45,5 tỉ USD, giảm khoảng 5,8 tỉ USD so với kim ngạch xuất khẩu của chính doanh nghiệp này trong năm 2019, do ảnh hưởng từ dịch Covid-19.

Giải quyết hơn 130.000 việc làm

Hiện tại, hơn 130.000 lao động Việt Nam đang làm việc khắp các nhà máy của Samsung. Thu nhập bình quân của họ là 11 triệu đồng/ tháng, trong đó có hàng vạn kĩ sư, cán bộ quản lí, chuyên gia kinh tế,...

Ngoài ra còn có hơn 12 vạn lao động tại các xí nghiệp công nghiệp hỗ trợ cho Samsung và hàng vạn người làm dịch vụ cho thuê nhà, ăn uống, giải trí, phục vụ sinh hoạt.

Tại Hà Nội, Samsung đã thành lập Trung tâm R&D qui mô lớn, hiện có trên 1.600 kĩ sư trẻ của Việt Nam đang làm việc trong điều kiện công nghệ hiện đại, phương thức nghiên cứu tiên tiến và môi trường làm việc văn minh.

Samsung chọn Việt Nam làm điểm đến không chỉ nhờ những ưu thế về ổn định chính trị, kinh tế vĩ mô, an toàn cho nhà đầu tư, mà còn nhờ nguồn nhân lực dồi dào, giá rẻ đáp ứng được yêu cầu của công nghệ hiện đại.

Bên cạnh đó, các kĩ sư trẻ Việt Nam làm việc tại Trung tâm R&D Hà Nội có trình độ nghiên cứu cao đáp ứng đòi hỏi của Samsung; công nhân tại các nhà máy đạt năng suất lao động khoảng 80% công nhân Hàn Quốc (nhưng thu nhập bằng 1/3).

Phó Chủ tịch Tập đoàn Samsung, ông Lee Jae-yong đã tới Việt Nam từ chiều tối 19/10 và sẽ công tác tại nước ta trong 3 ngày.

Ông Lee dự kiến gặp Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc để tìm kiếm sự hỗ trợ nhằm mở rộng hoạt động của tập đoàn này tại Việt Nam., bao gồm việc công bố kế hoạch đầu tư mới bao gồm việc xây dựng nhà máy sản xuất pin điện tử ô tô tại Việt Nam.

Tờ Yonhap cho biết, đây là chuyến thăm đầu tiên của ông Lee Jae-yong kể từ tháng 10/2018.

chọn
D2D ước lãi thêm 800 tỷ từ dự án Lộc An
Năm 2024 - 2029, D2D sẽ thực hiện tiếp giai đoạn 2 khu dân cư Lộc An với tổng mức đầu tư gần 1.116 tỷ đồng. Tổng doanh thu dự kiến trong giai đoạn 2 là hơn 2.181 tỷ đồng, lợi nhuận dự kiến 795 tỷ đồng.