Sàn nhà chống trộm biết 'hót như chim' của Nhật Bản

Các nghệ nhân Nhật Bản vốn nổi tiếng khắp thế giới bởi khả năng làm đồ gỗ thủ công khéo léo và điêu luyện. Nhiều du khách không khỏi ngạc nhiên khi phát hiện sàn gỗ tại các cung điện lâu đời nơi đây có thể phát ra âm thanh kỳ lạ.
san nha chong trom biet hot nhu chim cua nhat ban Mẹo chống trộm hiệu quả chỉ bằng hai chiếc cốc
san nha chong trom biet hot nhu chim cua nhat ban
Sàn gỗ 'uguisubari' được coi là hệ thống phát hiện đột nhập tự động lâu đời nhất Nhật Bản. Ảnh: rocketnews24

Nhật Bản vào thời đại Edo thế kỷ 17 duy trì kiểu xã hội bán phong kiến. Nhiều lãnh chúa và chỉ huy quân đội (Daimyo) sở hữu đất và đội quân của riêng mình. Những cá nhân quyền lực này đều không từ thủ đoạn để dấn thân vào chính trị để trở nên hùng mạnh hơn. Họ sẵn sàng mượn tay thích khách để từ khử đối thủ.

Lúc này, hệ thống sàn gỗ chống đột nhập "uguisubari" được coi là một biện pháp hữu hiệu giúp các lãnh chúa phát giác thích khách và bảo vệ bản thân.

Tên gọi "uguisubari" trong tiếng Nhật được ghép từ hai chữ "uguisu" nghĩa là chim hoạ mi và "bari" nghĩa là giãn nở. Khác với sàn gỗ cứng chắc thông thường, sàn gỗ "uguisubari" lại phát ra nhiều âm thanh kì lạ như tiếng chim hót mỗi khi có người bước lên.

san nha chong trom biet hot nhu chim cua nhat ban
Hệ thống các kẹp kim loại hình chữ V ngược, hay 'mekasugai' chính là điểm mấu chốt giúp sàn nhà biết kêu. Ảnh: Stephen Gosden

Điểm mấu chốt giúp sàn nhà biết kêu là hệ thống mấu nối và kẹp kim loại hình chữ V ngược, dài khoảng 12cm và được gọi là "mekasugai".

Trước tiên, những thợ mộc tài hoa cẩn thận đặt các tấm gỗ lên trên một khung gồm nhiều dầm hỗ trợ, liên kết với nhau bởi các "mekasugai". Những kẹp nối này được đục 2 lỗ ở mỗi nhánh và lồng qua một thanh sắt nhỏ.

Nhờ vào phần khung được tính toán cẩn thận cho phép các dầm di chuyển trong phạm vi nhỏ khi có lực tác động, kẹp kim loại cũng di chuyển lên xuống, cọ xát với thanh sắt và tạo ra âm thanh như hoạ mi hót.

Tiếng kêu này giúp báo cho chủ nhà về sự xuất hiện bất ngờ của thích khách hoặc kẻ trộm. Ngoài ra, nhờ vào độ to nhỏ và chiều phát ra của âm thanh, chủ nhà còn có thể dễ dàng xác định được vị trí của kẻ đột nhập.

Không chỉ cho lắp đặt sàn "uguisubari" khắp mọi hành lang, nhiều lãnh chúa còn cẩn thận bố trí những phòng có cửa đặc biệt, giúp cận vệ có thể ẩn nấp và trừ khử bất cứ thích khách nào cả gan bước lên tấm sàn biết kêu độc đáo này.

san nha chong trom biet hot nhu chim cua nhat ban
Du khách nước ngoài tò mò khám phá bí mật những sàn gỗ biết hót như hoạ mi. Ảnh: Stephen Gosden

Ngày nay, nếu có dịp đến thăm các di tích cổ ở vùng Kyoto như Lâu đài Nijo, đền Daikaku-ji, Chion-in hay đền thờ Toji-in, du khách sẽ được ngắm nhìn những nền gỗ "uguisubari" có tuổi thọ lên đến vài thế kỷ.

Mặc dù những tiếng kêu từng nghe thánh thót như chim hoạ mi giờ đây không còn được nguyên vẹn, nhưng những sàn gỗ chống đột nhập vẫn là một trong những trải nghiệm không thể bỏ qua tại Nhật Bản.

san nha chong trom biet hot nhu chim cua nhat ban Bí mật khổ luyện của ninja cuối cùng ở Nhật Bản
san nha chong trom biet hot nhu chim cua nhat ban Người Nhật biến rác thải thành quần áo như thế nào
chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.