'Sao không đãi ngộ giáo viên tốt hơn hoặc nhập chương trình của nước châu Á?'

Trước nhiều luồng quan điểm khác nhau về khả năng "nhập khẩu chương trình đào tạo của Phần Lan", chị Phạm Bích Hạnh đã đưa ra nhận định rằng, việc áp dụng sẽ thực sự khó thành công.
sao khong dai ngo giao vien tot hon hoac nhap chuong trinh cua nuoc chau a Gặp Bộ trưởng Giáo dục 34 tuổi của Phần Lan
sao khong dai ngo giao vien tot hon hoac nhap chuong trinh cua nuoc chau a 'Nhập khẩu' chương trình giáo dục - SGK mới chỉ là 1/10 điều kiện
sao khong dai ngo giao vien tot hon hoac nhap chuong trinh cua nuoc chau a 7 đặc trưng của hệ thống giáo dục giúp Phần Lan đứng đầu thế giới

Ngày 28/8, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ đã có cuộc hội đàm với Bộ trưởng Giáo dục và Văn hóa Phần Lan Sanni Grahn-Laasonen trong chuyến thăm và làm việc tại nước này. Trong cuộc hội đàm, Bộ trưởng Nhạ đề xuất nhiều nội dung quan trọng nhằm thúc đẩy hợp tác giáo dục và đào tạo giữa hai nước, nổi bật là vấn đề về khả năng hợp tác bản quyền xuất bản các sách môn Toán, Khoa học, tiếng Anh, chương trình STEM.

Sau đó, câu chuyện về nền giáo dục Việt Nam và nền giáo dục Phần Lan trở thành chủ đề nóng được dư luận xã hội quan tâm, và tới thời điểm hiện tại vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt với rất nhiều quan điểm, chia sẻ trái chiều. Mang đến một góc nhìn mới, chị Phạm Bích Hạnh (giảng viên tiếng Anh tại trường đại học Hà Nội) đã thẳng thắn chia sẻ về tương lai của việc "nhập khẩu chương trình đào tạo của Phần Lan".

sao khong dai ngo giao vien tot hon hoac nhap chuong trinh cua nuoc chau a
Chị Phạm Bích Hạnh đã đưa ra nhận định rằng, việc áp dụng sẽ thực sự khó thành công

"Một nền giáo dục thập cẩm?"

"Sáng nay đọc được bài báo đưa tin về việc Việt Nam đã kí kết mua bản quyền chương trình giáo dục của Phần Lan để áp dụng cho các bậc từ tiểu học đến đại học ở nước nhà. Mình mới chột dạ: Ôi, thế cải cách giáo dục hàng bao nhiêu năm nay, đặc biệt là đột phá từ 2009 bằng việc thay mới toàn bộ sách giáo khoa, và vẫn tiếp tục thí điểm các kiểu loại chương trình cho con em đến tận ngày nay, để làm gì?

Ai cũng biết giáo dục Phần Lan nổi tiếng và được xếp hàng đứng đầu thế giới. Học sinh Phần Lan được giao quyền tự chủ trong việc học một cách tối đa nhất và giáo viên là nhưng người hướng dẫn theo sát từng học sinh để giúp các em tiến bộ.

Trong một thập kỉ gần đây, đã có hàng ngàn nhà giáo dục từ khắp nơi đến Phần Lan với mong muốn học hỏi mô hình giáo dục. Nhiều quốc gia cũng đã cố gắng áp dụng mô hình của họ, tuy nhiên không mấy thành công, đặc biệt là các quốc gia Châu Á. Nếu Việt Nam mà mua và sử dụng trong thời điểm hiện tại, mình tin là nó sẽ cực kì rủi ro, nếu không muốn nói là gần như sẽ chắc chắn thất bại.

Chất lượng giáo viên: Tại Phần Lan, tất cả giáo viên đều được đào tạo nghiêm ngặt, phải có bằng thạc sĩ mới được đứng lớp và họ được xem là những chuyên gia giáo dục. Phần Lan lựa chọn và tuyển dụng giáo viên rất kỹ lưỡng. Chẳng hạn trong năm 2010, có 1.258 sinh viên đăng ký chương trình đào tạo giáo viên tiểu học nhưng chỉ 123 người (9,8%) được chấp nhận để tham gia chương trình đào tạo giáo viên tiểu học trong thời gian 5 năm. Mức lương hằng năm của một giáo viên tiểu học từ 40.000 - 60.000 USD và giáo viên làm việc 190 ngày/năm.

Còn giáo viên Việt Nam thì sao? Theo thông tin tuyển sinh đại học năm vừa rồi thì ngành giáo dục có điểm chuẩn vào đại học bằng điểm sàn là 15,5 điểm, trong khi cao đẳng là 9 - 10 điểm. Mức lương tính trung bình của giáo viên là 3 - 3,5 triệu/tháng, hôm vừa rồi cũng có thầy giáo lên mạng phàn nàn dạy 20 năm rồi mà lương được có 5.678.000đ. Như vậy thì họ bắt buộc phải làm nhiều nghề khác nữa để sống, chứ không thể một nghề là giáo viên hay chuyên tâm cho chất lượng bài giảng được.

Tâm lý người học: Phải nói thêm rằng Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc đều đã áp dụng công thức giáo dục của Phần Lan và đều thất bại. Tất cả chỉ bởi học sinh và phụ huynh Châu Á có cùng quan điểm trong học tập khác hoàn toàn với tư tưởng của nước có nền giáo dục mà mình đang áp dụng. Mặc dù áp dụng vào các thời điểm khác nhau nhưng ở cả 3 nước này, nếu con em học thua kém bạn bè trong lớp thì phụ huynh lập tức đóng tiền cho con em đi học thêm vào buổi tối.

Ở Phần Lan, học giỏi hơn bạn không quan trọng. Bởi vì mọi người đều ở một mức trung bình, quan trọng hơn là bạn phải nâng cái mức trung bình đó cao hơn nữa. Nghĩa là mỗi học sinh đều phải nỗ lực phấn đấu hơn trong học tập, chứ không phải cố gắng để hơn thua bạn bè cùng lớp một vài điểm để được xếp hạng cao.

Mỗi khi nghĩ đến sức ép học thêm của học sinh Việt Nam, trong đó có mình ngày xưa, thì mình thật sự ái ngại. Nếu so sánh với học sinh Phần Lan học đúng 190 ngày/năm, 4h/ngày và tuyệt đối không phải đi học thêm, thì học sinh Việt Nam phải "lao động" vất vả hơn thế gấp 5 - 6 lần và vấn đề là sau khi học xong còn chưa chắc đã có đủ kiến thức cũng như tư duy để vận dụng vào công việc. Nói cách khác, đa phần phụ huynh Việt Nam không hiểu được mục đích của việc học là để làm gì.

sao khong dai ngo giao vien tot hon hoac nhap chuong trinh cua nuoc chau a
Chị Bích Hạnh đã đưa ra nhiều nhận định để chứng minh cho kết luận của mình

Trước đây, vào những năm mới kết thúc chiến tranh, Singapore cũng đã từng phải áp dụng mô hình giáo dục của Anh, do đất nước còn nghèo nàn, lạc hậu và chưa đủ trình độ để thiết kế ra một chương trình tiên tiến, trong khi nhu cầu giáo dục là cấp thiết. Tuy nhiên, họ đã áp dụng rất thành công nhờ việc đầu tư rất nhiều ngân sách để xây dựng cơ sở vật chất, trả lương cho giáo viên, cử giáo viên đi học nước ngoài, cũng như có thể một phần may mắn là phụ huynh không có áp lực ganh đua lớn.

Kế hoạch áp dụng giáo dục tiên tiến của Việt Nam, nói chung về tinh thần là tốt vì nó thể hiện tinh thần cầu thị. Nhưng về thời điểm, nó đáng lẽ ra nên được thực hiện từ lâu rồi, trước khi đưa ra một loạt các cải cách, cải tổ không có kết quả gì, mà lại lãng phí quá nhiều tiền của và hơn hết là không cho học sinh Việt Nam cơ hội được giáo dục một cách nghiêm túc, bài bản.

Về tính khả thi, như đã nói ở trên, thực sự việc áp dụng sẽ khó có thể thành công được. Việc tốt nhất mà chúng ta nên làm có lẽ là cử người sang mà học tập, rồi về phân tích tình hình thực tế mà tự triển khai một chương trình riêng, một lần và duy nhất. Hoặc nếu không, tại sao không đãi ngộ giáo viên tốt hơn và áp dụng chương trình của các nước Châu Á tiên tiến?

Một bài viết dài, nhưng thực sự trăn trở và thương cho số phận của con em mình sau này".

* Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả

chọn
[Photostory] Một doanh nghiệp sắp làm dự án nhà ở trên khu đất 2,7 ha cạnh Vinhomes Smart City
Dự kiến từ tháng 5/2024, Confitech sẽ bắt đầu GPMB để triển khai xây dựng Khu nhà ở Tây Mỗ tại quận Nam Từ Liêm để hoàn thành vào tháng 12 năm nay. Khu đất dự án này có quy mô 2,7 ha, nằm tiếp giáp khu liền kề của Vinhomes Smart City