Sắp có sàn giao dịch tài sản số trên nền tảng blockchain

Tài sản số được gọi là VNDC, đóng vai trò đơn vị trao đổi giữa các hợp đồng cho vay, gọi vốn, đầu tư... diễn ra trên sàn.

Ngày 10/3, dự án lập VNDC - sàn giao dịch tài sản số dựa vào blockchain tiên phong tại Việt Nam sẽ ra mắt tại TP HCM. Sàn hoạt động như một nền tảng giao dịch tài chính gồm cho vay, gọi vốn cộng đồng, phát hành voucher điểm thưởng... Toàn bộ các giao dịch được ký hợp đồng điện tử với đơn vị trao đổi giữa các bên là VNDC - "đồng tiền" sử dụng trong nội bộ hệ sinh thái của sàn. Một "đồng" VNDC tương ứng với một đồng tiền Việt Nam, có bảo chứng của các ngân hàng đối tác.

Người tham gia sàn giao dịch VNDC có thể lập hợp đồng điện tử để gọi vốn cho dự án khởi nghiệp, sản xuất sản phẩm mới, bán tài sản số khác, đi vay, cho vay hoặc phát hành voucher... Tất cả giao dịch đều được thực hiện bằng “đồng” VNDC.

"Chẳng hạn khi bạn muốn gọi vốn khởi nghiệp, bạn có thể tạo một tài khoản rỗng trên VNDC. Các nhà đầu tư quan tâm sẽ rót tiền hoặc cho bạn vay bằng 'đồng' VNDC. Sau khi chốt thương vụ, bạn có thể chuyển đổi VNDC thành đồng Việt Nam ngay lập tức với giá trị quy đổi 1:1", ông Phạm Xuân Huy - Tổng giám đốc Vinagroups, đồng sáng lập dự án cho biết.

sap co san giao dich tai san so tren nen tang blockchain
Ông Phạm Xuân Huy - Tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư điện tử Việt Nam (Vinagroups), đồng sáng lập dự án sàn giao dịch tài sản ảo VNDC.

Theo ông Huy, sàn giao dịch phục vụ cho nhu cầu vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, chưa đủ điều kiện vay ngân hàng và các doanh nghiệp muốn quản trị cổ phiếu minh bạch. Chiều ngược lại, các doanh nghiệp, cá nhân có tiền nhàn rỗi muốn tích trữ vốn, cho vay hoặc đầu tư cũng có thể tham gia VNDC như một kênh rót tiền an toàn, minh bạch.

“Nền tảng blockchain cho phép dự án phát triển một hệ thống lưu trữ và cập nhật thông tin liên tục, chính xác và công khai”, ông Huy nói thêm.

Công nghệ chuỗi khối cho phép mọi giao dịch trên VNDC được ghi lại tức thời trên hệ thống và không thể thay đổi, chỉnh sửa. Toàn bộ thông tin về thời gian, chi tiết giao dịch và danh tính người tham gia đều xuất hiện trong lịch sử giao dịch của tất cả các bên liên quan. Điều này cho phép thông tin được kiểm tra, giám sát và truy xuất dễ dàng trong tương lai. Đây cũng là cơ sở đảm bảo người đi vay thực hiện cam kết trả lại vốn kèm lãi bằng VNDC đối với người cho vay.

Đại diện dự án cho biết, VNDC hoạt động trên cả website và ứng dụng điện thoại, liên kết với ngân hàng và các tổ chức phát hành thẻ Visa, Mastercard thông qua Internet banking. Thẻ cứng VNDC trong tương lai cũng sẽ tích hợp giải pháp Tap&Go (chạm để tham toán) và mã QR để sử dụng các dịch vụ nội bộ hệ sinh thái của sàn này.

sap co san giao dich tai san so tren nen tang blockchain
VNDC đáp ứng nhu cầu gọi vốn, đi vay, đầu tư và tích trữ vốn trên nền tảng blockchain lưu trữ thông tin minh bạch.

Dự án do bốn cổ đông sáng lập gồm Công ty cổ phần đầu tư điện tử Việt Nam -Vinagroups, Công ty cổ phần TrustPay, Công ty cổ phần đầu tư HVA, Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Dgroup. Ngoài ra, trong giai đoạn gọi vốn cộng đồng từ tháng 3 đến tháng 5, nhà đầu tư cá nhân có thể rót vốn vào dự án VNDC theo hình thức mua cổ phiếu nội bộ (VNDS). Dự kiến có 300 triệu cổ phần VNDS được phát hành với giá từ 1.500 đến 8.000 đồng mỗi đơn vị, chia thành nhiều đợt.

“Nhà đầu tư mua VNDS sẽ nhận được cổ tức dựa trên lợi nhuận của đơn vị chủ quản dự án là Công ty cổ phần Quản lý tài sản số (DAMH). Trong trường hợp chuyển nhượng, chúng tôi có chính sách giá rõ ràng nhằm đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư ban đầu”, ông Huy chia sẻ.

Doanh nghiệp đặt mục tiêu từ tháng 8, triển khai nhân rộng mô hình này trong lĩnh vực bất động sản, các doanh nghiệp có giá trị tài sản lớn. Đến năm sau, có thể nhượng quyền mô hình tại Mỹ, Singapore, Thái Lan, Malaysia...

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.