Sau khi bị cướp phá trong cuộc biểu tình, nhiều nhà băng, cửa hàng ở Mỹ chọn phương án 'vườn không nhà trống'

Nhiều cửa hàng trên khắp nước Mỹ lựa chọn việc không gắn cửa ra vào và cửa sổ sau khi bị các đối tượng quá khích tới cướp phá trong lúc cuộc biểu tình đang diễn ra trên khắp đất nước này.

Giữa làn sóng biểu tình về cái chết của người đàn ông gốc Phi - George Floyd, cảnh quan tại các thành phố lớn trên đất Mỹ trông có vẻ tồi tệ, kể cả đó là vào ban ngày. Hầu hết các cửa hàng được che kín bằng những tấm ván ép bao quanh mặt tiền như Macy's and Target ở thành phố New York và các trung tâm mua sắm lớn.

Tuy nhiên, một số doanh nghiệp lại lựa chọn việc để cho cửa hàng "thông thoáng", không có cửa hay bất kì thứ gì bảo vệ hàng hóa bên trong, mặc dù biết việc này có thể gây mất mát.

Ngân hàng JPMorgan Chase (JPM) đã bắt đầu thực hiện chiến lược "vườn không nhà trống" ở một số địa điểm tại Thành phố New York trong tuần này, chủ yếu là để đề phòng "các hoạt động biểu tình có thể xảy ra", JPM cho biết. Tất nhiên, ngân hàng này đã đem hết tiền mặt đi.

Phương án 'vườn không nhà trống' được nhiều cửa hàng áp dụng tại Mỹ sau khi bị cướp phá trong cuộc biểu tình - Ảnh 1.

Các nhân viên thu dọn những mảnh kính vỡ tại một chi nhánh của ngân hàng Chase vào sáng sớm Chủ nhật. (Ảnh: CNN)

Trả lời CNN Business, hãng cà phê Starbucks (SBUX) cho biết họ chưa quyết định gắn cửa hay đóng cửa các cửa hàng tại khắp các địa phương. Công ty không cung cấp bất kì thông tin gì về thiệt hại của hơn 15.000 cửa hàng. 

Cửa hàng tại con phố Astor Place của Starbucks nằm ở trung tâm thành phố Manhattan, thường là nơi tụ tập náo nhiệt của các bạn sinh viên đại học. Nhưng dạo gần đây, cửa hàng này đã bị phá hoại và hiện đang phải đóng cửa, do các đối tượng lợi dụng cuộc biểu tình tới cướp phá, nhằm trục lợi cá nhân.

Phương án 'vườn không nhà trống' được nhiều cửa hàng áp dụng tại Mỹ sau khi bị cướp phá trong cuộc biểu tình - Ảnh 2.

Một cửa hàng Starbucks còn nguyên cửa sổ ngày 3/6. (Ảnh: CNN)

Ngân hàng Toronto-Dominion (TD), còn được gọi là TD Bank, cho biết hôm thứ Năm rằng có 27 trong số 1.200 cửa hàng tại Mỹ bị thiệt hại trong tuần qua, khi các cuộc biểu tình ngày càng lan rộng. 

"Không chi nhánh nào mở cửa trong thời điểm xảy ra sự cố, và cũng không có nhân viên  bị thương", ngân hàng cho biết trong một email gửi cho CNN Business. "Chúng tôi đang theo dõi chặt chẽ tình hình, và thực hiện các bước để sửa chữa và bảo vệ các cơ sở bị hư hỏng".

Khi được hỏi đã có bất kì địa điểm nào mở trở lại chưa, ngân hàng từ chối bình luận ngoại trừ tuyên bố của mình. Không có tiền mặt bị đánh cắp từ các địa điểm bị hư hỏng, ngân hàng cho biết.

Phương án 'vườn không nhà trống' được nhiều cửa hàng áp dụng tại Mỹ sau khi bị cướp phá trong cuộc biểu tình - Ảnh 3.

Một cửa hàng thời trang của hãng Macy được các công nhân dọn dẹp và gắn cửa ra vào, cửa sổ bằng tấm ván ép, sau khi bị đập phá bởi những người biểu tình bạo lực trong một đêm tại Manhattan. (Ảnh: CNN)

Tại thánh địa mua sắm Herald Square của thành phố New York, hầu hết các cửa hàng đều được gắn cửa ra vào và cửa sổ. Một số cửa hàng, như Sephora, còn viết thêm ghi chú: "Cửa hàng đóng cửa. Không hàng. Không tiền".

Đối với các doanh nghiệp, quyết định gắn lại các cửa sổ và cửa ra vào hay không phải được đưa ra một cách nhanh chóng, khi các biểu tình vẫn đang xảy ra. 

CVS Pharmacy (CVS) đã gắn cửa tại một số cửa hàng trong số gần 10.000 địa điểm trên khắp cả nước, ước tính rằng khoảng 400 cửa hàng của công ty trên 25 tiểu bang đã "trải qua các mức độ thiệt hại khác nhau" trong những ngày vừa qua.

Phương án 'vườn không nhà trống' được nhiều cửa hàng áp dụng tại Mỹ sau khi bị cướp phá trong cuộc biểu tình - Ảnh 4.

Các cửa sổ bị vỡ dưới phố Pittsburgh của CVS Pharmacy đã được sửa sang lại. (Ảnh: CNN)

"Hầu hết các cửa hàng này đã mở cửa trở lại, nhưng số lượng cửa hàng đóng vẫn còn nhiều", Mike DeAngelis, Giám đốc truyền thông cao cấp của công ty tại CVS cho biết. "Chúng tôi liên tục theo dõi tình hình và sẽ đóng cửa các cửa hàng nếu cần thiết để đảm bảo an toàn cho các nhân viên và khách hàng".

Trong khi một số nhà hàng đã gắn cửa trong thời gian này, Fresh & Co. đã lựa chọn ngược lại cùng với một ngoại lệ. Đây là một nhà hàng thuộc sở hữu tư nhân, chuyên bán thực phẩm có lợi cho sức khỏe, có 19 địa điểm đều ở New York, Fresh & Co. Trả lời CNN Business, nhà hàng này cho rằng họ đã gắn các ván ép lên các ô cửa sổ của một địa điểm bị phá hoại vào tuần trước, CEO nói.

George Tenedios, Giám đốc điều hành và đồng sáng lập của Fresh & Co., cho biết: "Chúng tôi không quan tâm đến mặt tiền của các cửa hàng bị tấn công, vì chúng tôi không phải là mục tiêu của các đối tượng cướp bóc và bạo loạn. Quyết định không gắn lại các cửa ở tất cả các địa điểm của chúng tôi là do thiếu nguồn lực kinh tế".

Tenedios cũng chỉ ra rằng nhiều nhà hàng Fresh & Co. không có hàng tồn kho vì họ đã đóng cửa gần ba tháng do đại dịch. 

"Chúng tôi hi vọng rằng các cuộc bạo loạn và cướp bóc sẽ sớm kết thúc, và chúng tôi cầu nguyện cho tất cả chúng ta có thể trở lại làm việc một cách an toàn và xây dựng lại công việc kinh doanh của mình", ông nói.

chọn
Lãnh đạo Everland chia sẻ về dự án HH5 Bắc An Khánh vừa M&A ở khu tây Hà Nội
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, Chủ tịch Everland Lê Đình Vinh cho biết, hiện nay tình hình thị trường bất động sản phía tây Hà Nội đang ấm dần, do tập đoàn đang phối hợp với chủ khu đô thị Bắc An Khánh để hoàn thiện các thủ tục về đầu tư, xây dựng ô đất HH5 để có thể triển khai xây dựng từng phần ngay trong 2024.