Sếp: 'chúa tể' của sự cô đơn

Nhìn từ góc độ nhân viên thì sếp là một biểu tượng của uy quyền, của quyết đoán, của mạnh mẽ. Nhìn từ góc độ dư luận xã hội thì sếp là biểu tượng của sự thành đạt, nhìn từ góc độ của đồng nghiệp thì sếp là người bận rộn, "chúa tể" của những cơn stress. Tự sếp nhìn thấy bản thân mình là “chúa tể” của sự cô đơn.

Với nhân viên, sếp là “kẻ độc tài”

sep chua te cua su co don

Từ góc độ của nhân viên, sếp là đại diện của quyền lực, mệnh lệnh, của lí trí và thậm chí là “kẻ độc tài”. Mâu thuẫn giữa sếp với nhân viên luôn luôn không có điểm chung, nhân viên luôn nghĩ sếp là kẻ “bóc lột” sức lao động của mình, còn sếp lại luôn nghĩ mình là người cho nhân viên cơ hội được chứng minh năng lực bản thân, câu chuyện này luôn không có hồi kết.

Cô A sau hai năm làm việc chăm chỉ, thể hiện được khả năng chuyên môn xuất sắc nhưng vẫn không được cất nhắc lên vị trí cao. Bỗng một ngày cô nhận được lời mời từ một công ty khác với mức lương hậu hĩnh và chức vụ cao hơn, cô liền làm đơn xin nghỉ việc. Sếp của cô lúc này đã cho rằng cô là loại “ăn cháo đá bát”, được công ty đào tạo thành nghề rồi lập tức “cao chạy xa bay”. Cô A cũng có cái lí của riêng mình, cô cho rằng nếu bản thân mình không có năng lực thì đã bị công ty cho nghỉ việc từ lâu. Đó chỉ là một ví dụ về câu chuyện mâu thuẫn giữa sếp và nhân viên, điều đó cho thấy hình ảnh của sếp trong mắt nhân viên hầu hết là “ông chủ” chứ không phải “người lãnh đạo”.

Để trở thành một người lãnh đạo giỏi, sếp phải kết hợp được nhiều yếu tố, điều này ngoài việc rèn luyện còn có yếu tố bẩm sinh, sinh ra đã thu hút người khác. Vì thế không phải vị sếp nào cũng có thể được mọi nhân viên yêu quý, họ đều chịu chung nỗi đơn vì bị nhân viên “ghét”.

Với xã hội, sếp là phải “oách”

sep chua te cua su co don

Với bạn bè hay góc nhìn xã hội, sếp là biểu tượng của sự thành đạt, vì thế để tương xứng với danh vị “sếp” là phải có nhà lầu, xe hơi, quyền lực và vật chất. Người ta ít có xu hướng tìm hiểu những khó khăn, vướng mắc mà một vị sếp phải đối mặt thường trực, với một xã hội ưa thích vẻ bề ngoài như Việt Nam thì làm sếp có nghĩa là giàu có và quyền lực. Nếu một vị sếp không đạt được tiêu chí đó thì điều đó có nghĩa là bạn không “oách” như chức danh của bạn, và dư luận đàm tiếu là chuyện đương nhiên.

Với gia đình, sếp phải luôn là những ông bố bà mẹ “hoàn hảo”

sep chua te cua su co don

Ngoài công việc bận bù đầu, những trọng trách không thể giao phó cho người khác, một ngày làm việc đến 18 giờ đồng hồ, sếp về nhà lại thêm phần quan tâm, chăm sóc gia đình, (kể cả đàn ông hay phụ nữ làm sếp đều bị yêu cầu như thế). Hàng tuần, hàng tháng phải có những cuộc thăm hỏi, biếu xén hai bên nội ngoại để thể hiện sự chỉn chu. Phải quan tâm đến đời sống hôn nhân của hai vợ chồng, sếp là phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đó mới được coi là hoàn hảo.

Thông thường, rất ít người có khả năng làm tất cả các nhiệm vụ đó trọn vẹn vì quỹ thời gian có hạn, khi bản thân chúng ta dành tâm huyết cho một vấn đề nào đó, thì sự quan tâm đến các vấn đề khác đều bị giảm đi. Nếu gia đình và bạn đời không hiểu được điều này thì dẫn đến sự trách móc, đòi hỏi, câu chuyện gia đình sẽ trở nên thêm mệt mỏi bởi vô vàn những áp lực không đáng có.

Với chính mình, sếp là phải chịu đựng được nỗi cô đơn

sep chua te cua su co don

Ngoài những áp lực bên ngoài, sếp luôn phải tự vấn bản thân, tự đặt câu hỏi rồi trả lời cho câu hỏi đó. Không một ai có thể giúp đỡ sếp trở thành một nhà lãnh đạo giỏi, một người thành đạt trong cuộc sống, được nhiều người vị nể, một người chồng – người cha tốt, chỉ có sếp phải tự học cách chống chọi lại sự cô đơn của chính mình và cố gắng để đạt được tất cả, vì đơn giản là sếp thì phải thế.

chọn
Một doanh nghiệp dự chi gần 18.000 tỷ xây loạt cao ốc 25-40 tầng ven biển Bình Sơn - Ninh Chữ
Khu đô thị biển Bình Sơn - Ninh Chữ (khu K2) do Hacom Holdings làm chủ đầu tư vừa qua đã được điều chỉnh tổng vốn thành 17.779 tỷ đồng, tiến độ thực hiện từ quý III/2024 - quý I/2029.