Shark Tank Việt Nam: Mô hình Start-up khiến Shark Hưng 'bất chấp cả thế giới' đầu tư 1 triệu USD

Trong tập 12 của chương trình Shark Tank Việt Nam - Thương vụ bạc tỷ mùa 2, anh Ngọc Minh và anh Sơn Tùng từ Công ty Power Centric kêu gọi 500.000 USD cho 10% hoặc 1,5 triệu USD cho 30% cổ phần công ty với sản phẩm lưu trữ năng lượng của tương lai này đã khiến các Sharks tranh giành nhau.
 

Được biết bình trữ năng lượng mang nhãn hiệu Mopo, các sản phẩm này có thể thay thế được cho ác quy chì axit hiện hành đang được sử dụng phổ biến trên các xe điện và hệ thống lưu trữ năng lượng.

Anh Sơn Tùng cho biết thêm, các sản phẩm Mopo chỉ có kích thước và trọng lượng chỉ bằng 1/4 so với các loại bình ác quy thông thường, đặc biệt khi người dùng kết hợp với bộ tích điện sẽ có ngay máy phát điện di động.

Năng lượng dùng để nạp vào các bình trữ điện có thể nạp từ điện lưới, từ điện gió… với 48V cho 20Ampe tương đương với 4 bình ác quy 12V 20Ampe.

shark tank viet nam mo hinh start up khien shark hung bat chap ca the gioi dau tu 1 trieu usd
Thương vụ thành công thuộc về Shark Hưng với số tiền đầu tư lên tới 1.000.000 USD (Ảnh: Shark Tank Việt Nam)

Hiện nay, công ty Power Centric đã nghiên cứu xong và bán ra thị trường với doanh thu 500 triệu đồng trong 2 tháng chạy thử, chủ yếu là bán lẻ cho cá nhân, doanh nghiệp

Cho đến thời điểm hiện tại đã có đơn đặt hàng hơn 5 tỷ đồng, trong quá trình đang thương lượng với tập đoàn lớn và chuỗi cửa hàng tại Mỹ, công ty hiện đã có nhà máy sản xuất và nhà xưởng khoảng 1.200 m2.

Shark Phú có thắc mắc công ty có căn cứ nào khi định giá công ty với 5 triệu đô, Start-up cho biết năm 2019 với doanh thu công ty dự kiến với đối tác của công ty là 5 triệu đô, hiện nay công nghệ lưu trữ là chìa khoá cho năng lượng tái tạo.

Với dây chuyền sản xuất theo thiết kế có thể đạt được 60.000 sản phẩm mỗi năm, giá dự kiến đối với sản phẩm 48V 20ampe là 499USD được bán trên thị trường Việt Nam.

Với các sản phẩm đã bán được khoảng 500 triệu thu lại lợi nhuận gộp là 30 – 50%, Start-up cũng cho biết vỐN công ty hơn 110 tỷ đồng với vốn thực góp là hơn 11 tỷ đồng.

Sau khi nghe thời gian giới thiệu và gọi vốn từ Start-up, Shark Dũng quyết định không đầu tư vì không thuộc lĩnh vực.

Shark Linh đưa ra lời khuyên nên bán các sản phẩm này bên Mỹ và xây dựng thương hiệu quảng cáo lớn hơn nữa, lúc đó mới nên gọi vốn lớn hơn vì vậy Shark Linh quyết định không đầu tư vì nghĩ mô hình này chưa cần Shark Linh tham gia.

Shark Hưng đề nghị 500.000 USD đổi lấy 30% cổ phần, hứng thú với mô hình này, Shark Phú và Shark Hồng Anh bắt tay nhau cùng đưa ra số tiền 500.000 USD cho 25% cổ phần, tuy nhiên về phía Power Centric lại muốn cả ba Shark đầu tư và đưa ra số tiền 1.500.000 USD.

Ngay sau đó, màn thương lượng bắt đầu kịch tính hơn khi Shark Hưng tiếp tục tăng số tiền đầu tư lên 1.000.000 USD với 500.000 USD cho 25% cồ phần và 500.000 USD cho vay chuyển đổi với lãi suất 0% trong 6 tháng đầu tiên, tối đa 10% 6 tháng tiếp theo.

Thương vụ thành công thuộc về Shark Hưng với số tiền đầu tư lên tới 1.000.000 USD

shark tank viet nam mo hinh start up khien shark hung bat chap ca the gioi dau tu 1 trieu usd Shark Tank Việt Nam: Vì sao mô hình bán kem từ New Zealand gọi vốn thất bại?

Trong tập 11 của chương trình Shark Tank Việt Nam - Thương vụ bạc tỷ mùa 2, ba nhà đồng sáng lập Đức Thành - ...

shark tank viet nam mo hinh start up khien shark hung bat chap ca the gioi dau tu 1 trieu usd Shark Tank Việt Nam: 'Khắc tinh' của game Ipad xuất hiện, nhận đầu tư 500.000 USD từ Shark Thủy

Trong tập 11 của chương trình Shark Tank Việt Nam - Thương vụ bạc tỷ mùa 2, đồng sáng lập, giám đốc điều hành của ...

shark tank viet nam mo hinh start up khien shark hung bat chap ca the gioi dau tu 1 trieu usd Shark Tank Việt Nam: Thách thức Flappy Bird – Start-up khiến các Shark ức chế từ chối đầu tư

Trong tập 11 của chương trình Shark Tank Việt Nam - Thương vụ bạc tỷ mùa 2, CEO Phạm Mỹ Mãn đến từ công ty ...

chọn
Công ty liên kết của PC1 gom hơn 600 ha đất công nghiệp
Từ tháng 7 đến nay, Western Pacific đã được chấp thuận đầu tư 3 khu công nghiệp hơn 600 ha ở Bắc Giang và Hà Nam. Theo đánh giá của SSI, điểm nhấn bất động sản năm 2024 của PC1 sẽ xoay quanh việc phát triển các dự án mới từ Western Pacific.