Nguyễn Ngọc Anh có đủ đẳng cấp để chê nhạc Chi Dân, OnlyC? | |
Nhạc sĩ Bảo Chấn: Nghe nhạc của nhạc sĩ trẻ ngày nay hoảng lắm |
Ca sĩ hát nhạc thị trường, "nhạc chợ" thì nổi tiếng
Mới đây, phát ngôn "nhạc cỡ Chi Dân, OnlyC cũng nổi tiếng đúng là như cái chợ" của cô ca sĩ Ngọc Anh đang khiến cả showbiz xôn xao, rúng động. Không chỉ vì mức độ "phũ phàng" trong câu nói, mà còn bởi một câu chuyện khác: Nếu không có lần ồn ào này, liệu người ta có cơ hội nhớ tới Ngọc Anh?
Đây không phải một lời nói châm chọc hay mai mỉa, mà là sự thật. Có rất nhiều rất nhiều những nghệ sĩ được đào tạo bài bản, học hành nghiêm túc, có nỗ lực và cống hiến trong nghệ thuật, nhưng danh tiếng vẫn cứ "bỏ quên" mất họ.
Đơn cử như chính trường hợp của Ngọc Anh chẳng hạn, từng ấy năm miệt mài học hành và biểu diễn, giờ này có bao nhiêu khán giả nhớ nổi bài hát gắn liền với tên tuổi của cô là gì? Hay họ chỉ nhớ tới mỗi chuyện cô chê nhạc của Chi Dân, Only C mà thôi?
Ngọc Anh thẳng thừng chê Chi Dân, Only C. |
Ngọc Anh không phải trường hợp hi hữu gì trong showbiz. Thực trạng của làng giải trí còn đáng buồn và ngán ngẩm hơn thế rất nhiều, khi mà sự ảm đảm đang bao phủ lên hầu hết các nghệ sĩ "hàn lâm".
Hiếm hoi lắm mới có một vài trường hợp như Đăng Dương, Trọng Tấn, Việt Hoàn hay Phú Quang nổi lên như những người làm nghề đích thực thành công, còn lại thì phần còn lại không có may mắn như vậy. Họ vẫn hát, vẫn biểu diễn, vẫn sống được với nghề, nhưng là theo một cách vất vả và ít hào nhoáng hơn rất nhiều so với những đồng nghiệp ít được đánh giá cao kia.
Chi Dân và Miu Lê là 2 ca sĩ nhạc thị trường. Dù không được đánh giá cao về giọng hát nhưng nhiều ca khúc của cả 2 vẫn trở thành hit và được khán giả yêu thích. |
Ở một thái cực ngược lại, những nghệ sĩ bị gán ghép với cái mác "thị trường" lại sống khỏe và sống dễ dàng hơn chẳng ít. Không cần phải là những cái tên quá hot như Miu Lê, Only C, Chi Dân hay thậm chí là Chi Pu, những nghệ sĩ trẻ ít ồn ào hơn cũng vẫn có thị trường của riêng minh.
Họ có số lượng người yêu thích khá đông, sẵn sàng bỏ tiền ra mua vé để xem họ trình diễn, những sản phẩm âm nhạc của họ vẫn được đón nhận một cách nồng nhiệt bởi người hâm mộ. Và ở chừng mực nào đó, họ có thể được coi là những nghệ sĩ thành công.
Ca sĩ, nhạc sĩ được đầu tư bài bản
Không khó để lý giải thái độ kỳ thị, thậm chí là phản cảm rõ rệt của nhiều nghệ sĩ "hàn lâm" dành cho các đồng nghiệp "thị trường". Ngoài tâm lý vượt trội rõ rệt của những nghệ sĩ được đào tạo, học hành bài bản, còn có cả những so sánh và phần nào ghen tị.
Quả thật, khó để có thể giữ được sự bình tĩnh hay thái độ ung dung khi chứng kiến những "đồng nghiệp" có thể bứt phá thành sao sau chỉ một scandal hoặc nhờ một bài hát rất ít giá trị về nghệ thuật, trong khi nhiều nghệ sĩ thuộc phe "làm nghề chân chính" lại loay hoay cả cuộc đời cũng chẳng tìm ra nổi mấy ánh hào quang.
Trên thực tế, nghệ thuật vốn là như vậy. Không phải khán giả nào cũng thích thứ nghệ thuật hàn lâm, chuẩn mực, không phải ai cũng chọn những điều "chính thống" để phục vụ cho nhu cầu giải trí của mình.
Ca sĩ thị trường xuất hiện ngày càng nhiều. Nhiều người có giọng hát yếu, bị chê là "thảm hoạ" nhưng ca khúc nào ra mắt cũng nhận được lượt nghe "khủng". |
Sự lên hay xuống của nghệ sĩ hàn lâm và thị trường chỉ phản ánh chính xác nhu cầu, thị hiếu của khán giả mà thôi. Only C, Miu Lê, Chi Pu hay Chi Dân có thể không được đánh giá cao về nhiều mặt, nhưng họ có được điều quan trọng nhất: Đánh giá tích cực từ khán giả của mình. Vậy cũng đã là quá đủ cho một người nghệ sĩ tồn tại trong thế giới giải trí này.
Nghệ sĩ thực chất cũng chỉ là người mang niềm vui, phục vụ cho nhu cầu thưởng thức, giải trí của đám đông. Cao quý hay bình dân cũng chỉ là những khái niệm mơ hồ và rất khó để định nghĩa, đâu là giá trị thực sự của một bộ phim hay bản nhạc. Và có lẽ, việc của nghệ sĩ không phải là nhận xét hay đánh giá cống hiến của đồng nghiệp, tuyên bố rằng nó có xứng đáng tồn tại hay không? Đó vốn là quyền lực của đám đông khán giả, chứ không thuộc về nghệ sĩ.
Tạm kết
Bắt những nghệ sĩ của dòng nhạc "bác học" im lìm hay để cho "nhạc chợ", "nhạc thị trường" lên ngôi vốn không phải là trách nhiệm của nghệ sĩ nào hết cả. Đó đơn giản chỉ là câu chuyện về thị hiếu của khán giả và nếu muốn thay đổi nó, nghệ sĩ hoàn toàn có thể.
Muốn chứng tỏ dòng nhạc mình theo đuổi là giá trị và cao quý ư? Hãy tìm cách chinh phục khán giả, kéo họ tới với những đêm nhạc hàn lâm mà mình biểu diễn, hãy khiến cho sức hút của những thứ nghệ thuật mình theo đuổi "đè bẹp" những điều "phi nghệ thuật" khác trong showbiz. Chứ không phải luôn vỗ ngực tự hào về những điều mình sở hữu và dè bỉu, mai mỉa sáng tạo của đồng nghiệp khác. Đó không phải là một cách cạnh tranh công bằng và hình như, nó cũng "phi nghệ thuật" chẳng kém những gì mà những ngôi sao hàn lâm thường mai mỉa.
Phản ứng trái chiều của sao Việt về phát ngôn của ca sĩ Ngọc Anh | |
Chi Dân: 'Fan của tôi đông không kém Sơn Tùng M-TP' | |
Ca sĩ Ngọc Anh: 'Tôi đâu có nói xấu đồng nghiệp, tôi còn không biết hai bạn đó' |