Sinh viên Hutech tử vong vì bê tông rơi: Trách nhiệm thuộc về ai?

Luật sư Lê Anh Vinh cho rằng nhà trường hoàn toàn chịu trách nhiệm và bồi thường cho gia đình em Nguyễn Thanh Long, nam sinh tử vong do mảng bê tông rơi trúng người.

Nguyễn Thanh Long, 29 tuổi, sinh viên ngành Kỹ thuật Môi trường tử vong trong khuôn viên ĐH Công nghệ TP.HCM (Hutech) do bị bê tông rơi trúng người, khiến nhiều người xót thương.

Theo ông Quốc Anh - Phó hiệu trưởng, kiêm Trưởng phòng truyền thông ĐH Công nghệ TP.HCM - sự việc xảy ra khi Thanh Long đứng chờ thang máy, một miếng bê tông rơi xuống. Hiện tại, nhà trường chưa tính đến chuyện trách nhiệm của tai nạn thương tâm này thuộc về ai.

"Nhà trường đang cùng gia đình lo tang lễ của Thanh Long, trách nhiệm thuộc về ai phải chờ kết luận của cơ quan điều tra", đại hiện ĐH Hutech cho biết.

Khi được hỏi trường có trốn tránh trách nhiệm bởi sự việc xảy ra trong khuôn viên Hutech, do cơ sở vật chất của nhà trường, ông Quốc Anh nói hiện tại không có câu trả lời, vì chưa xem xét đến.

sinh vien hutech tu vong vi be tong roi trach nhiem thuoc ve ai 56505
Nơi xảy ra tai nạn nằm trong khuôn viên ĐH Hutech. Ảnh: Fanpage Cộng đồng sinh viên Hutech.

'Nhà trường có trách nhiệm bồi thường thiệt hại '

Theo luật sư Vũ Tiến Vinh - Giám đốc công ty luật Bảo An, Hà Nội, trách nhiệm hoàn toàn thuộc về phía nhà trường.

Tai nạn xảy ra do công trình đã xuống cấp, dẫn đến rơi bê tông. Nhà trường không có cảnh báo nào về sự nguy hiểm này. Vị trí sinh viên đứng cũng không thuộc khu vực cấm vào, không có biển báo hay được căng dây xung quanh khu vực nguy hiểm. Vì vậy, nạn nhân không có lỗi.

"Trường hợp này, lỗi hoàn toàn thuộc về nhà trường. Với tư cách là chủ sở hữu công trình, nhà trường có trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại", luật sư Vinh nêu quan điểm.

sinh vien hutech tu vong vi be tong roi trach nhiem thuoc ve ai 56505
Miếng bê tông từ trên cao rơi xuống khiến nam sinh viên tử vong. Ảnh: Ngân Giang.

Việc bồi thường được thực hiện theo quy định tại Điều 591 của Bộ luật Dân sự bao gồm các khoản sau: Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của bộ luật này; chi phí hợp lý cho việc mai táng; tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng; thiệt hại khác do luật quy định.

Ngoài ra, nhà trường còn phải bồi thường thiệt hại để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận. Nếu không thoả thuận được, mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Theo luật sư Vũ Tiến Vinh, trên thực tế, vụ việc được coi là tai nạn, không bên nào mong muốn nên có thể sớm thống nhất được phương án giải quyết.

Bộ GD&ĐT cần yêu cầu tổng kiểm tra công trình trường học

Gần đây, nhiều vụ tai nạn trong trường học liên tiếp xảy ra. Ngày 17/10, trường Tiểu học Thạnh Quới A (Long Hồ, Vĩnh Long) bị sập trần, 9 em bị thương được thầy cô đưa đi cấp cứu.

Ngày 12/10, anh Phạm Văn Đạt ở huyện Tam Đảo (Vĩnh Phúc) có con học lớp 1 trường Tiểu học Tam Quan, bị cánh cổng trường đổ sập xuống người, bị gãy xương quai xanh.

sinh vien hutech tu vong vi be tong roi trach nhiem thuoc ve ai 56505
Luật sư Vũ Tiến Vinh. Ảnh: NVCC.

Cũng trong ngày 12/10, em Bùi Văn Thành, học sinh lớp 4D, trường Tiểu học Đại Bản (huyện An Dương, Hải Phòng) tử vong tại trường do bị điện giật.

Lực lượng chức năng phát hiện nơi học sinh tử vong có sợi cáp quang mạng Internet quấn vào song sắt lan can kéo ra phía sau trường và quấn vào hệ thống dây điện của trường.

Trước hàng loạt sự việc thương tâm, luật sư Vũ Tiến Vinh cho rằng một số trường chưa thực sự chưa chú ý đến an toàn của các công trình.

"Tai nạn có thể xảy ra với bất kỳ ai, thậm chí các thầy cô giáo cũng có thể trở thành nạn nhân. Tuy nhiên, ban giám hiệu hay bộ phận quản lý cơ sở vật chất của nhà trường thường cũng không có chuyên môn trong việc đánh giá mức độ an toàn của công trình", ông Vinh nói.

Do vậy, chỉ có ý thức thì chưa đủ mà cần có những quy định cụ thể hơn về đánh giá chất lượng công trình công cộng, đặc biệt là trường học, bệnh viện, nhà ga..., những nơi tập trung đông người, thời gian hoạt động 24/24.

Theo ông Vinh, định kỳ hàng năm hoặc 5 năm một lần (tùy theo hạng công trình), cơ sở vật chất trường học cần phải được kiểm định mức độ an toàn bởi cơ quan chuyên môn mới có thể hạn chế các tai nạn.

"Trước mắt, cơ quan chủ quản của ngành giáo dục cần có công văn yêu cầu các trường tổng kiểm tra, rà soát các công trình, hạng mục kém chất lượng và có phương án xử lý kịp thời. Những trường hợp phức tạp phải thuê cơ quan chuyên môn tiến hành thẩm định", ông Vinh đề xuất.

chọn
Toàn cảnh đường Lương Định Của mở rộng sắp thông xe tại TP Thủ Đức
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.