Số phận của 'những đứa trẻ bị bỏ lại' ở Trung Quốc

Li Yikui đang học tại trường Xiaping thuộc huyện miền núiHefeng, miền trung Trung Quốc. Đã 4 năm nay Yikui không được gặp cha, trong khi người mẹ cũng chỉ về thăm mỗi năm một lần. 

Khi phóng viên hỏi rằng Yikui có nhớ bố mẹ không, cậu bé chỉ lấy tay che đi những giọt nước mắt lăn dài trên má. Sự im lặng của đứa trẻ 13 tuổi đủ để miêu tả những nỗi buồn che giấu trong lòng.

"Cháu thích chơi với các bạn cùng lớp. Những lúc như thế, cháu không còn thấy cô đơn nữa", Yikui nói.

'Gánh nặng' của gia đình

Theo ABC, Yikui chỉ là một trong hàng chục triệu đứa trẻ đang phải sống xa cha mẹ ở những vùng nông thôn của Trung Quốc, hệ lụy từ quá trình phát triển quá nhanh của nước này. Lớp của Yikui có đến 40% học sinh lớn lên mà không có bố mẹ bên cạnh. Các em thường có sức học và cách ứng xử kém hơn bạn cùng trang lứa. Phó hiệu trưởng trường, ông Xu Liang, cho rằng những học sinh này cần sự chăm sóc đặc biệt.

"Chúng lớn lên mà không có quan tâm hay hướng dẫn của bố mẹ. Chúng sống không có kỷ luật", ông nói.

so phan cua nhung dua tre bi bo lai o trung quoc

70% số trẻ sống thiếu tình thương bố mẹ đang bị chấn thương tâm lý và mắc hội chứng trầm cảm hoặc lo âu. (Photo: ABC)

Đa phần bố mẹ nghèo sẵn sàng hi sinh cuộc sống gia đình vì tin rằng số tiền kiếm được sẽ giúp con cái có một tương lai tốt đẹp hơn. Làng của Yikui hiện chỉ còn người già ở lại. Các cặp vợ chồng, bố mẹ đều đã bỏ quê lên thành phố tìm việc.

Yikui hiện sống tại ký túc xá của trường, nhưng vào cuối tuần lại vượt núi để về nhà với ông bà. Cậu bé hiểu sự hi sinh của cha mẹ và cũng biết rằng điều tương tự rất có thể cũng sẽ đến với mình trong tương lai không xa.

"Cháu sẽ cảm thấy có lỗi nếu bố mẹ ở nhà chăm sóc mình. Cháu sẽ như một gánh nặng vậy. Cháu cũng phải đi. Không phải cháu không muốn sống ở làng, nhưng cháu cần đến một nơi tốt hơn để tìm được tương lai tốt hơn, nơi có thể cho cháu nhiều cơ hội", Yikui nói.

Bà của Yikui biết rằng sẽ tốt hơn nếu cháu mình lớn lên có bố mẹ bên cạnh.

"Chúng tôi không được học nhiều nên cũng chỉ biết khuyên cháu ngoan và nghe lời thầy cô. Chúng tôi cũng chỉ làm được vậy thôi", bà nói.

Năm nay mới 14 tuổi nhưng suốt 4 năm nay, Xiang Ling đã là trụ cột gia đình khi phải chăm sóc bà và 3 em nhỏ. "Cháu dậy từ rất sớm để chuẩn bị bữa sáng, rồi đến trường. Sau khi đi học về, cháu giặt quần áo và chuẩn bị bữa tối", Ling nói, cố ngăn những giọt nước mắt chảy dài.

Cách nhà Ling không xa là nhà của Xie Bingxin, 16 tuổi. Vì bố mẹ em đi làm xa, Xie sống cùng bà. Không những không được yêu thương, Bingxin còn phải chịu những trận đòn roi và chửi mắng của bà, người gọi em là "đồ vô dụng", "đứa trẻ ngu ngốc" và luôn tìm cách đánh đuổi em đi.

Trong khi đó, cậu bé Xiang Bao, năm nay mới 14 tuổi, quyết định sẽ bỏ học để lên thành phố.

so phan cua nhung dua tre bi bo lai o trung quoc
Cứ đến cuối tuần, Li Yikui lại dành ra 2 tiếng đồng hồ leo núi để trở về nhà cùng với ông bà. Ảnh: ABC

Bi kịch và rào cản

Trẻ em ở nông thôn Trung Quốc sống cùng ông bà cao tuổi khi cha mẹ lên thành phố kiếm sống. Trong khi đó, hệ thống hộ khấu hộ khẩu Trung Quốc là rào cản pháp lý đối với các gia đình. Theo hệ thống này, người lao động và con cái chỉ có quyền hưởng phúc lợi, chăm sóc y tế và giáo dục tại quê nhà, dù làm việc ở đâu. Nếu chuyển đến nơi khác, họ sẽ phải trả tiền dịch vụ, một điều khó khăn với nhiều công nhân nhà máy và lao động Trung Quốc.

Ông Zhu Meiping, một quan chức địa phương, cho rằng giải pháp hiệu quả nhất là cho phép công nhân đưa con cái theo. Tuy nhiên, điều này đồng nghĩa với việc các em sẽ không được trợ giúp từ chính quyền địa phương.

Trung Quốc hiện có 61 triệu trẻ em đang phải sống cảnh thiếu tình thương gia đình khi bố mẹ rời quê lên thành phố lớn kiếm tiền. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng 70% trẻ sống thiếu tình thương bố mẹ chịu tổn thương tâm lý và có dấu hiệu trầm cảm, lo âu. Theo tổ chức Children Charity International (CCI), khoảng 20 triệu em nhỏ, hay 1/3 số trẻ sống xa cha mẹ, có xu hướng phạm tội, trong khi 1/3 khác cần được điều trị tại trung tâm sức khỏe tâm thần.

CCI đã xây dựng một trung tâm bảo trợ dành cho 200 trẻ em bị bố mẹ bỏ rơi và cần giúp đỡ. Nhiều trẻ em đã hoàn toàn cô lập sau thời gian dài sống cuộc sống thiếu tình thương.Pan Yayun, một cán bộ trong tổ chức CCI, người cũng từng phải sống xa cha mẹ, cho rằng điều cần nhất với "những đứa trẻ bị bỏ lại" là hỗ trợ về mặt tinh thần.

chọn
Tiến độ Vinhomes Vũ Yên
Vinhomes Vũ Yên có tổng diện tích hơn 877 ha, tổng mức đầu tư 44.044 tỷ đồng. Vingroup cho biết, đến nay đã hoàn thành xây dựng và đi vào hoạt động 46 căn shophouse và 1.076 căn nhà liền kề...