Sốc nhiệt (còn gọi là say nắng) được dùng để mô tả trạng thái thay đổi nhiệt độ của cơ thể một cách đột ngột, từ lạnh sang nóng, từ nóng sang lạnh…đây là trạng trái cực kỳ nguy hiểm.
Nhiệt độ cao thường dẫn tới sốc nhiệt (Ảnh Pressoline) |
Khi nhiệt độ xuống thấp, máu bị ảnh hưởng và khi đi ngang qua vùng đồi thị sau não, các trung tâm giao cảm ở đó bị kích thích khiến mạch máu ngoại biên co lại, cơ thể xảy ra phản ứng làm thân nhiệt tăng lên. Ngược lại, khi nhiệt độ quá cao, máu sẽ nóng và các trung tâm giao cảm bị kích thích khiến mạch máu giãn nở, kích thích để ra nhiều mồ hôi giúp hạ thân nhiệt.
(Ảnh: Sức khỏe đời sống) |
Những đối tượng thường bị sốc nhiệt là người cao tuổi sống trong các căn hộ hoặc nhà không được thông thoáng khí tốt khi nắng nóng. Các nhóm nguy cơ cao khác bao gồm người có bệnh mạn tính hoặc những người uống quá nhiều bia, rượu. Trẻ em, người mắc các bệnh như tim, phổi, cao huyết áp… có nguy cơ dễ sốc nhiệt. Ngoài ra, sốc nhiệt cũng thường xảy ra khi luyện tập thể thao hoặc lao động nặng nhọc trong môi trường nóng bức mà không uống đủ nước, di chuyển giữa hai vùng nhiệt độ chênh lệch.
TS Lương Quốc Chính, khoa Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: “Biểu hiện ban đầu của tình trạng sốc nhiệt là các rối loạn nhẹ liên quan tới nhiệt như chuột rút, ngất xỉu do nhiệt, và lả nhiệt (kiệt sức vì nóng). Nhưng sốc nhiệt cũng có thể biểu hiện ngay cả khi không có dấu hiệu tổn thương do nhiệt báo trước. Các triệu chứng khác có thể bao gồm: đau nhói đầu; chóng mặt và choáng váng; không ra mồ hôi mặc dù thời tiết nóng; da đỏ, nóng và khô; yếu cơ hoặc chuột rút; buồn nôn và nôn; nhịp tim nhanh, tim có thể đập mạnh hoặc yếu; thở nhanh và thở nông; thay đổi hành vi như lú lẫn, mất phương hướng, hoặc trạng thái sửng sốt; co giật; hôn mê".
Nếu không được cấp cứu kịp thời người bị say nắng rất dễ tử vong (Ảnh: Dân trí) |
Để tránh những hậu quả đáng tiếc do bị sốc nhiệt, chúng ta nên biết cách phòng tránh để tự bảo vệ cho sức khỏe của chính mình và những người thân.
Hạn chế ra ngoài vào lúc nắng cao điểm, tránh các hoạt động gắng sức
Thời gian nắng nóng trong ngày thường từ 10h - 17h, nắng nóng cao điểm nhất vào khoảng 13 - 16h. Vì thế, người dân nên hạn chế làm việc, đi lại ngoài trời trong khoảng thời gian này.
Tránh những hoạt động gắng sức khi ở ngoài trời hoặc làm việc dưới ánh nắng mặt trời kéo dài. Hãy lên lịch làm việc ngoài trời vào lúc râm mát như sáng sớm hoặc chiều tối.
(Ảnh: mecon) |
Tránh hoạt động liên tục giữa 2 môi trường quá chênh lệch nhiệt độ
Theo tờ Healthday, một chuyên trang về sức khỏe, các bác sĩ khuyến cáo, những ngày nắng nóng, từ trong phòng điều hòa ra hoặc người lại thì cần phải có một thời gian "quá độ" chứ không nên vội bước từ nhà ra ngoài đường luôn. Bởi khi đó, cơ thể không kịp thích nghi với sự chênh lệch nhiệt độ quá lớn, nhiều người không kịp cân bằng cơ thể, dẫn đến các hiện tượng chảy máu cam, đau đầu, ngất xỉu, say nắng...
Nếu phải làm việc ngoài trời, hãy chọn những chỗ mát để nghỉ ngơi và bù lại lượng nước (Ảnh: Báo mới) |
Uống nhiều nước trước khi ra ngoài
Bạn nên uống nhiều nước và đúng cách để bù lại lượng nước đã mất qua bài tiết. Điều này sẽ ngăn cản cơ thể bị mất nước nếu bạn đi ra ngoài trong 1 thời gian dài. Nếu đang thực hiện các bài tập nặng trong điều kiện nóng bức, bạn cần uống 0,4-0,9 lít mỗi giờ. Tránh uống đồ uống quá lạnh vì chúng có thể gây ra chứng co rút ruột.
(Ảnh: khoe24h) |
Mặc áo chống nắng
Hãy đeo khẩu trang và che chắn bằng quần áo (như váy chống nắng, áo khoác dài tay, găng tay...) có độ dày thích hợp khi ra đường, nhất là trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Ngoài ra, những vùng da không được che chắn, bạn có thể dùng kem chống nắng sẽ hạn chế được tác hại của ánh nắng và tia UV làm hại làn da.
Hãy chọn những chất liệu vải thông thoáng, dễ thấm hút mồ hôi để có thể bảo đảm vừa bảo vệ được da từ tia cực tím, vừa không ngăn cản việc hấp thụ được vitamin D từ trong ánh mặt trời (Ảnh: Báo mới) |
Tắm trước khi ra ngoài
Bạn nên làm mát cơ thể một cách tối đa trước khi ra ngoài, lý do là khi đi ra ngoài thì lượng nhiệt quanh cơ thể sẽ không bị tăng quá nhanh. Một trong những cách hạ nhiệt cơ thể tốt nhất là tắm, bạn sẽ nhanh chóng cảm thấy sảng khoái và có được tinh thần minh mẫn.
(Ảnh: dan suoi nha tam) |
Bổ sung đồ uống giàu chất điện giải
Nước dừa giúp giữ mát cho cơ thể và cung cấp chất điện giải tự nhiên. Bạn cũng có thể uống một cốc nước chanh với 1, 2 nhúm muối, 1 thìa đường và một ít baking soda trước khi bước ra ngoài giữa trời hè nóng bức có thể giúp ngăn ngừa say nắng.
Nước dừa, nước chanh là đồ uống tại nhà tuyệt vời khác giúp dịu mát cơ thể (Ảnh: petrotimes) |
Để ý lượng mồ hôi
Cơ thể con người có cơ chế điều nhiệt tự nhiên giúp giữ cho nhiệt độ cơ thể luôn ở mức tối ưu. Khi nhiệt độ tăng cao, cơ thể bắt đầu đổ mồ hôi để làm mát. Nếu bạn không đổ mồ hôi, có thể là bạn đã gặp rắc rối ở đâu đó và đó có thể là dấu hiệu một cơn say nắng sắp xảy ra.
Hãy thận trọng theo dõi các dấu hiệu cảnh báo và có biện pháp phòng ngừa ngay lập tức. (Ảnh: Healthplus) |
Những thực phẩm giúp tránh bị sốc nhiệt - Cá hồi tự nhiên: Thực phẩm này giúp não điều khiển thân nhiệt, chứa các chất rất có lợi cho cơ thể mà bạn không phải ảnh hưởng tới kế hoạch giảm cân. - Các loại quả như lê, lựu, kiwi, dưa hấu, dưa chuột: Các loại quả này có khả năng dưỡng ẩm tuyệt vời cho cơ thể, chứa chất điện giải quan trọng, giảm mất nước, giải độc cơ thể. Đặc biệt, vỏ dưa chuột chứa đáng kể vitamin C, chất chống oxy hóa giúp bạn chống lại ung thư da vì các tia UVA/UVB. - Cần tây: Tương tự như dưa chuột, cần tây cũng chứa rất nhiều nước, tới 96%. Chỉ hai hay ba cọng cần tây có thể bổ sung một lượng khoáng quan trọng gồm natri, kali, magiê, canxi, phốt pho, sắt và kẽm. - Hạt é (một loại hạt của cây hương nhu, có hình dạng bề ngoài trông giống hạt vừng, kích thước nhỏ, màu đen): Nếu bạn thường xuyên chạy hoặc đi bộ ngoài trời vào sáng mùa hè, hãy dùng hạt é để phục hồi năng lượng cơ thể. Một khẩu phần ăn có hạt é sẽ giúp cơ thể quá nóng của bạn trở nên mát mẻ. |
Nơi người dân mặc áo bông giữa mùa hè | |
Dự báo thời tiết ngày 28/7: Bắc Bộ tăng nhiệt, nhiều nơi nắng nóng 36 độ C | |
Chủ động phòng bệnh khi đi bơi ngày hè nắng nóng |