Sống cùng người chết - tục lệ lạ lùng ở Indonesia

Người dân vùng Toraja, đảo Sulawesi, Indonesia, có tập tục trưng bày xác người đã khuất ngay trong nhà và đối xử như thể họ vẫn còn sống. 
song cung nguoi chet tuc le la lung o indonesia
Khi được hỏi về người cha của mình, Mamak Lisa, người Indonesia, bình thản chỉ về chiếc giường sặc sỡ đặt ở góc nhà và nói: “Cha tôi vẫn đang bệnh”. Trên giường là xác một người đàn ông với nước da xám và khô ráp, thủng nhiều lỗ như bị côn trùng ăn. Đó chính là thi hài của Paulo Cirinda, người cha qua đời cách đây 12 năm của Mamak. Tuy nhiên, thay vì chôn cất, gia đình cô con gái vẫn giữ xác ông trong nhà, cho mặc quần áo, đeo kính và chăm sóc cho cha như thể ông vẫn còn sống.
song cung nguoi chet tuc le la lung o indonesia
Trả lời phỏng vấn trên BBC, Mamak Lisa cho biết cô vẫn cảm thấy có sự liên kết đặc biệt với cha mình. “Dùi gia đình tôi đều theo đạo Thiên chúa giáo, họ hàng và người thân vẫn thường đến thăm hoặc gọi điện hỏi về cha tôi. Mọi người đều tin rằng ông vẫn có thể nghe chúng tôi nói chuyện. Tôi hoàn toàn không cảm thấy sợ khi để thi hài của cha trong nhà”, Mamak chia sẻ. Với cô, việc vẫn nhìn thấy ông hàng ngày giúp cô cảm thấy bớt đau buồn và dần quen với việc cha đã qua đời.
song cung nguoi chet tuc le la lung o indonesia
Hơn 1 triệu người Indonesia đang sinh sống ở vùng Toraja thuộc đảo Sulawesi duy trì truyền thống trưng bày xác người đã khuất trong nhà suốt nhiều thế kỷ. Khi một người qua đời, đám ma chỉ được tổ chức sau đó nhiều tháng, thậm chí nhiều năm, khi gia đình tiết kiệm đủ tiền. Trong lúc đó, phần thi hài người chết sẽ được giữ trong nhà và chăm sóc như người bệnh. Trước đây, người Toraja sử dụng thảo mộc để tẩy mùi hôi và bảo quản xác. Tuy nhiên, ngày nay, chất hoá học bảo quản fomalin sẽ được tiêm thẳng vào thi hài. Hai lần một ngày, các thành viên trong gia đình sẽ mang đồ ăn thức uống và thuốc lá đến bên giường người quá cố. Quần áo cũng được thay thường xuyên và người chết thậm chí còn được cho đi vệ sinh tượng trưng. Người dân nơi đây tin rằng nếu việc chăm sóc không được thực hiện đầy đủ, linh hồn của họ sẽ gây khó dễ cho các thành viên khác trong gia đình.
song cung nguoi chet tuc le la lung o indonesia
Người Toraja cho rằng đám ma là lúc linh hồn rời khỏi Trái Đất để bắt đầu một hành trình gian nan đến với cõi Pooya, nơi linh hồn được tái sinh. Do đó, họ dành phần lớn của cải tích góp cả đời để chuẩn bị đám ma cho mình. Khi gia đình đã tích đủ tiền làm lễ, người thân và bạn bè trên khắp nơi sẽ được mời đến dự đám tang người đã khuất. Gia đình càng giàu có và quyền lực, đám ma càng to. Một số đám ma kéo dài nhiều ngày với hàng chục con trâu và hàng trăm con lợn bị giết thịt để hiến tế. Phần thịt dư thừa sau đó sẽ được phân phát cho khách mời. Ước tính chi phí tổ chức một đám ma hoàng tráng như vậy là hơn 50.000USD, gấp 10 lần thu nhập bình quân của một gia đình.
song cung nguoi chet tuc le la lung o indonesia
Sau đám ma, người dân sinh sống tại Toraja không chôn cất dưới đất mà đặt xác người đã khuất trong mộ riêng của gia đình, hoặc treo quan tài bên trong và bên ngoài các hang động. Bạn bè và người thân thường xuyên đến thăm mộ, đem theo thuốc lá và tiền bạc. Nhiều gia đình cao quý thậm chí còn bỏ ra khoảng 1.000 USD để tạc tượng người thân của mình, cho mặc áo, trang sức và đội tóc giống hệt người đã khuất. Những bức tượng gỗ này sau đó sẽ được trưng bày trên một ban công trên núi cao, như thể đang nhìn xuống thế giới bên dưới.
song cung nguoi chet tuc le la lung o indonesia
Vài năm một lần, người dân nơi đây lại thực hiện nghi lễ “ma’nene”, hay nghi lễ tắm rửa cho người đã khuất. Theo đó, thi hài sẽ được đưa ra khỏi quan tài và vệ sinh. Các thành viên trong gia đình thậm chí chụp ảnh và cùng xác người thân nhau đi dạo quanh làng. Cuối cùng, phần xác sẽ lại được quấn trong một tấm vải trắng và đặt vào trong quan tài. Người Toraja coi nghi lễ ma’nene là dịp để các thành viên trong gia đình được đoàn tụ với nhau và là cách duy trì tương tác giữa người sống và người chết.
song cung nguoi chet tuc le la lung o indonesia
Tại Toraja ngày nay, có đến 80% dân số theo đạo Thiên chúa giáo phong tục truyền thống cũng có nhiều thay đổi. Tuy nhiên, nhiều ý kiến vẫn cho rằng cả hai tín ngưỡng đều đang tồn tại song song tại đây. Theo Andi Tandi Lolo sinh sống tại Toraja, những tập tục của người dân có thể khiến nhiều người khác cảm thấy kỳ quặc, nhưng xét cho cùng, đó cũng chỉ là một cách giúp họ tưởng nhớ người đã khuất, giống như nhiều nền văn hoá khác của thế giới.
chọn
Hình ảnh tiến độ KCN hơn 2.300 tỷ đồng của Ecoland ở Hưng Yên
Dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp số 3 được thực hiện tại huyện Khoái Châu, huyện Yên Mỹ và huyện Ân Thi (tỉnh Hưng Yên) có quy mô 159,7 ha với tổng vốn đầu tư là 2.310 đồng.