Thậm chí, sau khi cô yêu cầu công ty ngừng việc liên lạc này lại, số lượng cuộc gọi đến mỗi ngày đôi khi vẫn vượt quá con số 10.
Những cuộc gọi tự động, hay robocall, là nỗi phiền phức có thật của người dùng điện thoại. (Ảnh: Gizmodo).
Chuỗi nội thất Conn bắt đầu liên lạc với Veronica Davis từ tháng 9/2015, theo những công bố từ toà án, một tháng sau khi cô mua trả góp đồ nội thất từ chi nhánh Memphis. Theo hợp đồng, các khoản thanh toán sẽ đáo hạn vào thứ năm hàng tháng. Hợp đồng cũng cho biết cô có nhiều nhất 10 ngày hoàn tất các khoản phí để không bị coi là trễ hạn.
Tuy vậy, công ty đã liên tục làm phiền Davis suốt thời gian đóng tiền mỗi tháng, cho đến khi kết thúc 10 ngày hạn bằng hệ thống gọi tự động ATDS. Toà án cho biết Davis đã yêu cầu công ty chấm dứt việc liên lạc vào tháng 3/2017, song cô vẫn nhận thêm 306 cuộc gọi.
Frank Kerney, người đại diện của Davis, cho biết công ty nội thất Conn đã vi phạm luật Bảo vệ người tiêu dùng qua điện thoại (TCPA), một đạo luật của Hoa Kỳ, nhằm hạn chế các trường hợp cướp và tiếp thị bất hợp pháp qua thiết bị viễn thông.
Chánh án Micheal Russell đã cho Conn 30 ngày, tính từ 25/3, để hoàn tất việc chuyển giao 459.000 USD cho Veronica Davis. Đồng nghĩa với việc công ty này sẽ phải đền bù 1.500 USD cho mỗi cuộc gọi của mình.
Hiện tại Conn cũng đã đệ đơn kháng án lên toà án Nam Texas, nhưng Frank Kerny tin rằng đơn kháng án này sẽ nhanh chóng bị bác bỏ. Vấn đề chủ chốt mà bên đại diện của Veronica Davis chỉ ra, là nếu Conn sử dụng một nhân viên để gọi điện thay vì máy tính, công ty sẽ không vi phạm luật TCPA.
"Nếu họ dùng diện thoại bàn, quay số và gọi cho cô ấy một cách bình thường, như thế sẽ không phạm luật", Kerny cho biết. "Và nếu một người lên tiếng rằng đừng gọi cho họ nữa, tốt nhất là bạn nên chấm dứt việc đó ngay lập tức".