Sự thụ động của những tấm bằng

Chuyện nữ thủ khoa Sư phạm ở nhà nuôi lợn, trồng rau đợi thi tuyển vào công chức, xét về góc độ cá nhân, đó là lựa chọn. Trên bình diện về đào tạo, mục tiêu học tập, đó là sự thụ động của bằng cấp - nhất là những tấm bằng xuất sắc.

su thu dong cua nhung tam bang

Có nhiều ý kiến trái chiều về nữ thủ khoa Bùi Thị Hà (quê Hà Giang) một năm nay ở quê nuôi lợn, trồng rau, bán hoa quả... do chờ thi tuyển giáo viên.

Suy cho cùng, không một ai có quyền chê trách, phê phán, mỉa mai Hà về việc cô ở nhà nuôi lợn, trồng rau, ra chợ bán hoa quả... Về góc độ cá nhân, đó là lựa chọn của cô và không gây hại đến ai. Lựa chọn cá nhân thì chỉ người đó mới hiểu rõ nhất.

Hà nói rằng mình ước mơ cháy bỏng của mình là trở thành cô giáo dạy Văn nhưng Hà ưu tiên những vấn đề khác hơn như được gần gia đình và đặt ra tiêu chuẩn nếu đi dạy phải trường công để làm nhà nước.

Với việc nuôi lợn, trồng rau, Hà thực hiện được mong muốn được ở gần gia đình, từ chối những lựa chọn khác. Và mong muốn của cá nhân thì chính người đó phải tự theo đuổi, thực hiện, không ai có thể làm thay - cho dù đó là Thủ khoa hay là ai chăng nữa.

Chỉ nói về góc độ mục tiêu đào tạo, học tập thì câu chuyện của Hà lại vỡ lẽ rất nhiều vấn đề. Hà không phải là trường hợp đặc biệt, không ít thủ khoa, nhiều cử nhân ra trường với tấm bằng chói lóa nhưng... lựa chọn thất nghiệp. Nhiều bạn trẻ sau những năm tháng cày bừa cật lực ở giảng đường, thư viện để đạt mục tiêu Thủ khoa, bằng Giỏi thì mang tâm lý chờ đợi, chờ được rải thảm đón vào những nơi, những vị trí mình mong muốn.

Chờ đợi là hạnh phúc, chờ đợi là hái quả ngọt chỉ có trong văn chương. Trong công việc, trong dòng chảy cuộc sống, chờ đợi - lại là sự chờ đợi từ người khác - là sự thụ động.

Một người công tác trong ngành giáo dục đã ví von rằng ngày xưa mỗi khi gặp khó khăn cô Tấm đều khóc để chờ Bụt hiện lên. Ngày nay mỗi khi gặp khó khăn các cô Tấm không khóc mà ngồi viết "tâm thư"...

Là một sinh viên Sư phạm, hơn ai hết các bạn cần hiểu thực tế nhiều nơi đang thừa giáo viên, đang tinh giản biên chế; cần hiểu rằng không phải ra trường là sẽ có nơi bố trí sẵn cho mình chỗ dạy học, chưa kể đi kèm những mong muốn cá nhân; và cũng cần hiểu nghề giáo cũng như bao nghề khác, mọi người phải tự vận hành, cạnh tranh để tìm kiếm việc làm...

Bằng cấp chỉ như dấu mốc xác nhận bạn kết thúc một chặng đường, một giai đoạn ở trường học. Nó không nói lên được khả năng, năng lực thật của mỗi người.

Cũng vì tâm lý chờ rải thảm, nhiều bạn trẻ dốc hết sức lực để học với mục tiêu có bằng đẹp. Họ tự tách mình khỏi mọi thú vui, mọi hoạt động, mọi trải nghiệm, hòa nhập... để rồi không biết thế giới bên ngoài thay đổi từng giờ, từng phút. Những trải nghiệm này không chỉ mang đến cho họ kiến thức, kỹ năng mà còn cả thái độ, tư duy.

Việc học chạy theo mục tiêu bằng đẹp tước đi của người học rất nhiều thứ nhưng lại dư thừa sự ảo tưởng ở bản thân. Chiếc bằng có thể làm nhiều người không nhận ra được chính mình...

Trong các buổi tư vấn nghề nghiệp cho sinh viên, các doanh nhân, đàn anh đàn chị thành đạt đều nhắn nhủ các bạn sinh viên học nhưng đừng quên đi làm thêm, hoạt động xã hội, trải nghiệm, va chạm... Còn không thì chỉ như "ếch ngồi đáy giếng".

Lâu nay chúng ta vẫn nghe những lời động viên, khích lệ rằng học, học, cứ học thật giỏi là... đổi đời, là thoát nghèo. Đây là một sự động viên khiếm khuyết, có thể dẫn đến cái nhìn bó hẹp về sự học. Việc tuyển dụng đang bắt nhịp xu hướng tiến bộ, không quá đặt nặng bằng cấp, năng lực được đánh giá qua khả năng cụ thể về chuyên môn, giao tiếp, ứng xử, hợp tác, sự dấn thân và chủ động...

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.