Là một trong 88 thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc được vinh danh tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám năm 2018, Đỗ Thị Ngọc Anh - đến từ khoa Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã có những chia sẻ bí quyết học tập của mình dành cho các bạn tân sinh viên.
Thủ khoa Đỗ Thị Ngọc Anh - Sinh viên khoa Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền. |
Ngọc Anh tâm sự: "Cơ duyên đến với Học viện đối với em khá tình cờ bởi đây không phải lựa chọn ban đầu muốn hướng đến. Từ những năm THPT, em học chuyên ban A, tức các môn chuyên về tự nhiên. Sau đó, em có chọn ban D thi vào học viện như một phương án dự phòng. Tuy nhiên, khối A là khối em tự tin nhất nhưng lại trượt và đỗ vào khối D với số điểm cao ngoài sức tưởng tượng.
Một điều bất ngờ hơn thì khi vừa vào đại học, em được chọn thầy cô khoa Báo chí chỉ định làm lớp trưởng luôn. Từ bé đến khi bước chân vào đại học, em là người rụt rè, ngoại hình có phần nhỏ nhắn và yếu đuối.
Em chưa từng thử qua vị trí hay cương vị sẽ phải điều hành bất kỳ cái gì bao giờ nên ban đầu khi nhận được tin em khá sốc. Tuy nhiên, em phải cám ơn các thầy cô khoa Báo chí vì đã tin tưởng và nhìn ra được những thứ tiềm tàng trong em mà bản thân em cũng không nhận ra.
Nhờ việc trở thành cán bộ lớp, sau đó là cán bộ Đoàn của Liên chi đoàn Khoa Báo chí, em trưởng thành lên từng ngày, tự tin và bạo dạn hơn hẳn. Có lẽ, nếu lựa chọn một môi trường khác, em sẽ mãi mãi chỉ là một cô sinh viên mọt sách, sáng đi học, hết giờ đi về, đến lớp ngồi im nghe giảng. Đến kỳ thi chăm chỉ học hành mà quên mất rằng, đời sinh viên có quá nhiều hoạt động để mình tham gia, đắm chìm và cống hiến".
Đỗ Thị Ngọc Anh (hàng đầu, thứ 4 từ phải qua), Phó trưởng Ban tổ chức Triển lãm ảnh 'Chuyện của Cha'. |
Ngọc Anh cũng chia sẻ: Trong 4 năm học mỗi sinh viên sẽ có hai kỳ đi thực tập. Kỳ đầu tiên vào năm 3. Ở lớp em là một học sinh khi các bạn nhìn vào sẽ nghĩ sẽ học rất tốt, rất khá. Tuy nhiên, khi đi thực tập, một cú sốc đã xảy đến với em khi em bị khớp ngay từ đầu khi bước vào môi trường báo chí chuyên nghiệp.
Guồng quay báo chí khiến bản thân em phải nhìn nhận lại bản thân khi mình đã quá đắm chìm vào việc học và quên mất việc áp dụng nó đúng vào thực tế là như thế nào. Học là một chuyện, học là những kiến thức bổ trợ cho bạn kiến thức nền, kỹ năng làm nghề nhưng nếu bạn không biết cách biến nó thành cái có thể được thực hiện trong thực tế thì kiến thức cũng không còn ý nghĩa gì.
"Lần đầu tiên em được đi thực tập hồi năm 3, tại cơ quan công tác em có đi tham khảo đề tài và được đề xuất đi chụp ảnh biệt thự nghìn tỷ bỏ hoang tại Hà Nội. Ngày đó, mới được mua máy ảnh nên em rất hứng thú khi được một anh phóng viên của báo gợi ý làm một chùm ảnh về chủ đề này. Em rong ruổi khắp Hà Nội, đi ra cả ngoài ngoại thành để chụp ảnh những biệt thự bỏ hoang.
Chủ đề đó khá 'hot' vào thời điểm đó, nên vì tính thời sự, trong vòng ngày hôm đó, em gửi ngay đề tài cho anh phóng viên. Từng ngày, từng ngày, em chờ đợi bài lên vì em nghĩ với khả năng của bản thân, ảnh chụp cũng đẹp, câu cú cũng ổn.
Tuy nhiên bài mãi không lên, em cũng có hỏi anh phóng viên sao bài em không được lên, nhưng chỉ hỏi đúng một lần rồi thôi. Nhưng nó khiến em khá tức tối khi công sức mình làm không được ghi nhận.
Sau này, khi trưởng thành hơn, khi tiếp tục đi tác nghiệp nhiều lần sau kỳ thực tập, em nhận ra rằng, những bức ảnh bản thân chụp không xấu nhưng nó bị một màu. Nó chỉ tập trung vào 1 góc, 1 bố cục, 1 kiểu và nó là 'ảnh chết' khi không có hoạt động của con người, chỉ có một bố cục các ngôi nhà im lìm.
Và lỗi của em cũng ở chỗ khi không quyết liệt học hỏi, thiếu nhiệt huyết và quá rụt rè trong nghề khi chưa cố gắng tìm hiểu tại sao bài mình không được đăng", Ngọc Anh nhớ lại.
Học năm thứ 4, Ngọc Anh có làm Thư ký của tờ Đặc san Báo chí Trẻ của Học viện ra đều đặn 1 số/tháng. Tại đây em phụ trách công việc lên kế hoạch số, tiếp nhận bài phóng viên và chỉnh sửa. Công việc này khá áp lực bởi ban thư ký thật sự không có nhiều người.
Có những thời điểm chỉ có bản thân em và dưới sự chỉ đạo, giúp đỡ của thầy cô cố gắng đẩy bài và sửa chữa bài sao cho kịp deadline ra báo. Nhưng công việc này giúp em rèn luyện nghề đúng nghĩa, khiến em tự tin có thể vừa viết bài, vừa biên tập thậm chí dàn trang thiết kế cho một tờ báo hoàn chỉnh.
Đỗ Thị Ngọc Anh đang hỗ trợ công tác tuyển sinh tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền. |
"Mỗi người có cách riêng trong việc cân đối việc học và việc hoạt động, vui chơi của mình. Với em luôn có quan điểm, học hết mình nhưng chơi cũng phải hết mình. Với những môn chuyên ngành, em học một cách nghiêm túc nhất và luôn lựa chọn những mảng mình thấy thích để tập trung đào sâu và tự nâng cao kỹ năng cho bản thân. Khi học thì cố gắng loại bỏ yếu tố chơi ra ngoài để tránh sự sao nhãng.
Khi bắt đầu làm điều gì, em lên kế hoạch rất chi tiết về vấn đề mà mình định bắt tay làm. Em không phải là người sống theo kiểu kế hoạch nhưng em lại người ưa thích tính logic.
Một việc khi cần được bắt tay làm, em lại suy nghĩ rất kỹ về hướng đi mình sẽ triển khai, từng bước mình cần gì và sắp xếp thật logic theo bước 1, bước 2, bước 3,.. Và em nghĩ chính điều này khiến cuộc sống sẽ theo được vòng tuần hoàn và nó diễn ra trôi chảy dù kể cả khi bạn có đang chạy deadline.
Em luôn để bản thân mình phải động não và suy nghĩ. Ngay cả khi ngủ, em vẫn tiếp tục suy nghĩ và thường khi tỉnh dậy, em thường theo đúng những gì mình suy nghĩ khi ngủ để triển khai vấn đề. Ví dụ như viết một bài báo, em đã có sẵn hết tư liệu nhưng vẫn chưa tìm được ra hướng, thường sau một giấc ngủ, não em vẫn hoạt động để có thể liệt kê những luận điểm em sẽ làm. Khi tỉnh dậy em viết bài theo hướng đó, mọi thứ đều rất logic.
Bản thân em, em muốn xây dựng bản thân mình theo hướng toàn diện nên em thường không có cái gì quá thích hay quá ghét. Kể cả trong cuộc sống hay công việc. Mọi thứ với bản thân em em đều cố gắng cân bằng và xem trọng như nhau. Em rất thích đi du lịch, làm công việc có sự tự do, sáng tạo. Ngoài ra em thích xem thể thao nên sẽ khá thú vị nếu sau này mình sẽ có cơ hội được thử sức làm ở mảng thể thao trong tương lai", tân thủ khoa Báo chí cho hay.
Đỗ Thị Ngọc Anh (đứng giữa) trong ngày được kết nạp vào hàng ngũ của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 2017. |
Em cảm nhận bản thân có thể mạnh nhiều liên quan đến việc nghiên cứu khoa học chuyên về báo chí hoặc xã hội nên em mong muốn tương lai mình có thể phát triển theo hướng này. Tuy nhiên, cái gì cũng cần thực tế, nên em sẽ tiếp tục tham gia cộng tác với các báo để nâng cao kỹ năng nghề nghiệp của bản thân. Còn chuyện gia đình thì sau này mới tính đến.
Em không có quan điểm sống quá đặc biệt. Em có để một khẩu hiệu cho bản thân là: "Một kẻ bại trận mà thế giới cần. Cuộc sống chẳng ai muốn mình là người thất bại nên đôi lúc, hãy để bản thân sẵn sàng làm kẻ bại trận".
Tức là em có thể không phải lúc nào cũng là người chiến thắng, sẽ có lúc em sẽ phải là người thất bại. Nhưng thất bại của em sẽ là động lực, là bài học cho bản thân trong tương lai và nó cũng sẽ là điều gì đó có ích cho mọi người xung quanh nhìn vào và học hỏi để không mắc sai lầm.
Thành tích của 'cô bé hạt tiêu' Đỗ Thị Ngọc Anh
- SN: 1996. Quê quán: Hà Nội. - Điểm học tập toàn khóa: 3.67/4. - Điểm rèn luyện toàn khóa: Xuất sắc. - Thành tích: + Đạt danh hiệu Sinh viên giỏi năm học 2014-2015, 2015-2016 và danh hiệu Sinh viên Xuất sắc năm học 2016-2017, 2017-2018. + Đề tài khoa học SV được xếp loại xuất sắc cấp Học viện (2016-2017). + Đề tài khoa học SV đạt giải Ba cấp Bộ (2017-2018). + Thành viên CLB Tình nguyện xung kích của Học viện. + Thành viên Ban Tổ chức các chương trình như Press Beauty 2016, Festival Báo chí Điều tra; Lễ kỷ niệm 55 năm thành lập Học viện,... + Tổ chức thành công triển lãm “Chuyện của cha”. + Ủy viên BCH Liên chi đoàn khoa Báo chí, hỗ trợ tổ chức Triển lãm ảnh Nhịp đời, Nhịp nghề; Lễ chào Tân sinh viên... + Năm 4 giữ chức vụ Trưởng ban Thư ký Tòa soạn Đặc san Báo chí Trẻ. + Hoạt động tích cực tại đoàn phường: tham gia tổ chức Lễ hội Trung thu, Hội thảo Quốc tế về văn hóa tín ngưỡng thờ Mẫu 2017... |
Dự thảo phạt tối đa 15 triệu với người sửa điểm thi: Không hợp lý vì 'hành chính hóa' hành vi có dấu hiệu hình sự?
Theo LS Đặng Văn Cường, dự thảo nghị định xử phạt hành chính trong giáo dục quy định với hành vi sửa điểm thi bị ... |
Hà Nội công bố phương án thi vào lớp 10 năm 2019
Lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội vừa công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 năm 2019 - 2020. |
'Cần định lượng được thế nào là xúc phạm, tránh việc giáo viên bị phạt oan'
Đó là ý kiến chia sẻ của PGS.TS Bùi Thị An - nguyên Đại biểu Quốc hội của TP Hà Nội trước dự thảo Nghị ... |
Dự thảo phạt thầy mắng trò, trò mắng thầy: 'Không muốn đạo đức nhà giáo được đo đếm bằng tiền'
Nhiều ý kiến cho rằng, cần phải lượng hóa các mức phạt và phân định rõ ranh giới giữa phạt nghiêm khắc với xâm phạm ... |
Video giáo viên chia sẻ nhiều băn khoăn về dự thảo phạt 20 triệu nếu mắng học trò
Cùng nghe một số giáo viên chia sẻ suy nghĩ về một số nội dung của dự thảo Nghị định xử phạt trong lĩnh vực ... |
'Thầy mắng trò mà bị phạt tới 20 triệu đồng thì sẽ khó dạy được học sinh ngỗ ngược'
Nhiều ý kiến lo lắng, nếu thầy đánh mắng học trò chỉ vì muốn các em tốt lên mà bị phạt nặng thì rất dễ ... |