Tác giả đề xuất cải cách Tiếng Việt: 'Phản ứng của nhiều người nói tôi bị điên cũng là đúng thôi'

PGS.TS Bùi Hiền - tác giả đề xuất cải tiến chữ cái Tiếng Việt cho biết, ông cũng lường trước được sẽ bị nhiều người "ném đá" nhưng là do họ chưa hiểu rõ ngọn ngành của câu chuyện.
tac gia de xuat cai cach tieng viet phan ung cua nhieu nguoi noi toi bi dien cung la dung thoi Khi 'Tiếng Việt' được viết thành 'Tiếq Việt'
tac gia de xuat cai cach tieng viet phan ung cua nhieu nguoi noi toi bi dien cung la dung thoi Trời rét đậm rét hại, học sinh có bắt buộc phải mặc đồng phục đến trường?
tac gia de xuat cai cach tieng viet phan ung cua nhieu nguoi noi toi bi dien cung la dung thoi Lùi 2 năm thực hiện chương trình GDPT mới: 'Vấn đề mấu chốt vẫn là đội ngũ giáo viên'
tac gia de xuat cai cach tieng viet phan ung cua nhieu nguoi noi toi bi dien cung la dung thoi SGK lẫn lộn 'Trần Nhân Tông' và 'Trần Thái Tông'

Liên quan đến đề xuất cải cách chữ cái Tiếng Việt từ 38 xuống còn 31 phụ âm đang gây ra nhiều tranh luận, chiều 25/11, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn PGS.TS Bùi Hiền - Nguyên Phó Hiệu trưởng Trường ĐHSP Ngoại ngữ Hà Nội, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nội dung & Phương pháp dạy - học phổ thông, tác giả của ý tưởng này để tìm hiểu thêm thông tin.

tac gia de xuat cai cach tieng viet phan ung cua nhieu nguoi noi toi bi dien cung la dung thoi

“Tôi biết sẽ có người nói tôi bị điên”

Những ngày qua, trên một số cơ quan truyền thông đưa ra thông tin về đề xuất cải cách chữ cái Tiếng Việt, trong đó có những cải biến về giảm số lượng phụ âm từ 38 xuống còn 31 ký tự gây ra nhiều tranh cãi trong dư luận. Ông có bình luận gì về vấn đề này?

PGS.TS Bùi Hiền: Đầu tiên tôi xin khẳng định, công trình nghiên cứu của tôi vẫn chưa hoàn thành và còn dang dở, mới báo cáo ở hội nghị khoa học của ngành ngôn ngữ. Trong giới vẫn còn đang nghiên cứu, mới chỉ đăng có một phần trên kỷ yếu của hội nghị. Một số cơ quan truyền thông đọc được ở đó và nhận thấy đấy là vấn đề hay và đưa ra. Nhưng đáng tiếc họ chưa tìm hiểu thêm và hỏi lại tôi cho kỹ.

Việc đưa nội dung này lên truyền thông đại chúng là đưa chưa đầy đủ, chưa rõ đầu đuôi xuôi ngược ra làm sao. Họ mới chỉ đưa ra “khúc đuôi” – kết quả mà tôi đã nghiên cứu để người ta so sánh chữ cũ với chữ mới. Hệ thống chữ mới phải dựa trên cơ sở khoa học nào, lý do gì mà phải bỏ chữ cũ để cải tiến sang chữ mới thì họ lại chưa nói được đầy đủ. Hơn nữa, nhiều người đọc cũng chưa kỹ và có phản ứng dữ dội như vậy.

Tôi hiểu phản ứng này cũng là tất yếu thôi. Xuất phát từ tâm lý thói quen của nhiều người, từ thói quen lại chứa đựng tính bảo thủ của nó. Chưa cần biết đúng sai thế nào nhưng thấy cái gì mới lạ mà chưa biết thế nào nên sẽ có những phản ứng phủ nhận ngay.

Vậy theo PGS.TS, đề xuất này dựa trên cơ sở khoa học nào?

PGS.TS Bùi Hiền: Vấn đề này tôi chưa có chủ đích muốn công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Bởi, bản thân bài nghiên cứu của tôi mới có một nửa là về phụ âm thôi, còn phần nguyên âm tôi vẫn chưa nghiên cứu xong. Nếu đưa vấn đề này lên thì sẽ tạo ra sự “vênh váo”, phản ứng của nhiều người nói “tôi bị điên” cũng là đúng thôi.

Tên công trình khoa học của tôi là “Cải tiến chữ quốc ngữ”. Tại sao phải cải tiến cũng là có lý do và cơ sở của nó.

Bản thân tôi là một nhà nghiên cứu về ngôn ngữ nhưng khi viết cũng chưa tin hẳn là mình đã viết đúng chính tả, lúc nào cũng phải kè kè một cuốn từ điển bên cạnh. Khi nào dùng là “X – S”, “Ch – Tr”…thì chưa phân biệt được. Nếu dựa vào tiếng Hà Nội (tức tiếng Thủ đô) thì không phân biệt “X – S”, “Ch – Tr”.

Ví dụ, phát âm từ “Xa gần” hay “Sa mạc” thì cũng phát âm như nhau cả. Tuy nhiên, khi viết thì chúng ta lại phải tùy vào ngữ cảnh để lựa chọn cách viết là “Xa gần” hay “Sa mạc”. Hai ký tự biểu hiện một âm là thể hiện sự vô lý và thừa. Đây là sự bất hợp lý gây khó khăn cho học sinh khi các em phải nghĩ trường hợp nào.

tac gia de xuat cai cach tieng viet phan ung cua nhieu nguoi noi toi bi dien cung la dung thoi
Trang bìa cuốn kỷ yếu Hội thảo ngữ học toàn quốc có đăng ý kiến đề xuất cải cách chữ viết của PGS.TS Bùi Hiền. Ảnh: Internet.

Ngoài ra còn nhiều trường hợp âm tiết khác như “Ch – Tr”. Ví dụ, từ “Châu – Trâu”, nếu tiếng Hà Nội thì khi nói đều chỉ gọi chung một âm tiết.

Vì thế, tôi đưa ra đề xuất thay đổi giá trị âm vị của 11 chữ cái hiện có, cụ thể: C = Ch, Tr; D = Đ; G = G, Gh; F = Ph; K = C, Q, K; Q = Ng, Ngh; R = R; S = S; X = Kh; W =Th; Z = d, gi, r. Vì âm "nhờ" (nh) chưa có kí tự mới thay thế, nên trong văn bản trên tạm thời dùng kí tự ghép n’ để biểu đạt.

Giải pháp tiết kiệm thời gian và chi phí?

Nếu chúng ta chuyển từ hệ thống chữ viết hiện hành sang hệ thống chữ mới theo cải tiến của ông thì sẽ có những tác dụng gì, thưa ông?

PGS.TS Bùi Hiền: Ý kiến trên tôi cho rằng không phải không có lý. Những điểm bất hợp lý như thời gian học rất lâu. Ví dụ học chữ “G” đáng lẽ chỉ cần trong một giờ đồng hồ. Nhưng chúng ta lại mất thêm gấp vài lần thời gian nữa để dạy học sinh học cả “G, Gi, Gh” nữa thì mới xong một âm. Khi ghép và viết lại tốn thêm một khoảng thời gian nữa.

Trong thời đại kỹ thuật số đòi hỏi mỗi ký tự phải tương ứng với một âm. Nếu có tới 3 - 4 ký tự biểu hiện cho một âm tiết thì vừa tốn thời gian và tốn thêm vật tư. Tôi đã so sánh giữa một bản chữ cũ với bản chữ mới thì tiết kiệm được 8%. Nghĩa là nếu một tòa soạn báo mỗi tháng sử dụng khoảng 100 tấn giấy thì theo chữ viết mới sẽ tiết kiệm được khoảng 8 tấn giấy. Từ đó, ở phạm vi rộng hơn thì con số tiết kiệm sẽ còn lớn hơn rất nhiều.

Tuy nhiên, để chuyển sang một hướng mới này cũng không phải ngày một ngày hai. Nếu chỉ đọc thì có thể chỉ mất khoảng một ngày là thuộc lòng các ký tự đó. Còn nếu viết thì có thể lâu hơn do chưa quen, phải nhớ lại. Điều này hoàn toàn không quá phức tạp vì hệ thống chữ cơ bản vẫn như vậy, chỉ là dùng một số ký tự thay cho nhiều âm tiết khác mà thôi.

tac gia de xuat cai cach tieng viet phan ung cua nhieu nguoi noi toi bi dien cung la dung thoi
Có ý kiến lo ngại, nếu thay đổi cách viết chữ cái Tiếng Việt theo đề xuất mới này sẽ mất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc. Ảnh minh họa: Đình Tuệ.

“Một khi áp dụng chữ mới thì đồng nghĩa với việc phải in lại cả một hệ thống văn bản khổng lồ nhiều năm nay ở tất cả các lĩnh vực sẽ gây tốn kém, lợi bất cập hại”. Ông nghĩ sao về ý kiến này? PGS.TS Bùi Hiền: Đây không phải lần đầu tiên Việt Nam hay thế giới cải cách chữ viết.

Ở các thế kỷ trước, chữ Hán chúng ta đã học hàng nghìn năm đã quen rồi. Đến khi các nhà Nho yêu nước khác phát minh ra chữ Nôm (dựa trên cơ sở chữ Hán). Các nhà Nho phần lớn đều không thích chữ Nôm vì họ cho rằng đó không phải là “chữ thánh hiền”. Sau một thời gian, chữ Nôm mới tương đối phổ cập. Khi có chữ quốc ngữ, chữ Nôm vẫn chưa mất đi mà vẫn ở đó nhưng ít người đọc.

Về băn khoăn phải thay đổi toàn bộ các hệ thống văn bản từ trước đến nay sẽ rất tốn kém, tôi không cho rằng như vậy.

Nếu các văn bản cần phải tái bản thì tái bản theo chữ mới này. Những người học chữ mới này thì vẫn không bỏ được di sản văn hóa cốt lõi của mình – chính là nội dung. Việc này không hề tốn, chúng ta không nhất thiết phải in lại toàn bộ văn bản. Chỉ những loại nào cần in lại, in mới thì mới cần theo chữ mới này để loại bỏ những điểm bất hợp lý đã nêu trên.

Nếu chúng ta làm một cách có hệ thống, có bài bản và được chuẩn bị thì việc này sẽ không phức tạp như nhiều người tưởng tượng.

Dự kiến khi nào ông sẽ công bố toàn bộ công trình nghiên cứu này tới các cấp lãnh đạo có thẩm quyền?

PGS.TS Bùi Hiền: Nếu làm một cách có bài bản thì tôi tin có thể thuyết phục được đa số. Một khi đã thành chủ trương của Nhà nước thì sẽ đưa ra triển khai có quy tắc và có lộ trình hợp lý.

Việc đưa thông tin về cải tiến các phụ âm Tiếng Việt sớm quá như vừa qua khiến dư luận phản ứng cũng là điều khó tránh. Thậm chí, có nhiều người “ném đá” và bình luận những câu thiếu thiện chí. Tôi không cảm thấy buồn về những ý kiến đó. Tôi chỉ buồn là một số cơ quan báo chí đưa vấn đề này chưa đúng thời điểm, chưa thận trọng, chưa đầy đủ khiến nhiều người hiểu lầm và có thái độ bức xúc.

Dự kiến, vào hội nghị ngôn ngữ tháng 3/2018 tôi sẽ trình bày phần còn lại của công trình nghiên cứu về nguyên âm. Có như vậy mới đầy đủ hệ thống cấu thành nên chữ viết (gồm phụ âm và nguyên âm). Sau đó, nếu đủ điều kiện tôi sẽ đưa công trình này trình lên các vị lãnh đạo của Chính phủ, Quốc hội để xin ý kiến.

Xin trân trọng cảm ơn ông về cuộc trò chuyện!

tac gia de xuat cai cach tieng viet phan ung cua nhieu nguoi noi toi bi dien cung la dung thoi Khi 'Tiếng Việt' được viết thành 'Tiếq Việt'

Chúng ta nghĩ sao nếu chữ 'luật giáo dục' phải viết là 'luật záo zụk', 'nhà nước' là 'n’à nướk'… Nhưng đó là cách viết ...

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.