Tái chiếm vỉa hè ở Hà Nội: Xử lý quyết liệt, không có vùng cấm

Về vấn đề tái chiếm vỉa hè, nguyên Kiến trúc sư trưởng của Hà Nội cho rằng cần phải xử lý vi phạm quyết liệt, xử lý không có vùng cấm.
tai chiem via he o ha noi xu ly quyet liet khong co vung cam
Về vấn đề tái chiếm vỉa hè, nguyên Kiến trúc sư trưởng của Hà Nội cho rằng cần phải xử lý vi phạm quyết liệt, xử lý không có vùng cấm. Ảnh minh hoạ: Di Linh

Liên quan đến vấn đề tái chiếm vỉa hè, TS Đào Ngọc Nghiêm, nguyên Kiến trúc sư trưởng của TP Hà Nội cho rằng lực lượng thanh tra giám sát, chính quyền địa phương cần phải thường xuyên kiểm tra hơn.

"Lực lượng chức năng cần tăng cường kiểm tra vào các khung giờ ngoài hành chính như buổi trưa, tối để chống tái lấn chiếm chứ không chỉ đi kiểm tra vào thời điểm nhất định", TS Nghiêm cho biết.

Theo ông Nghiêm, ngoài chế tài xử lý vi phạm lấn chiếm vỉa hè, cơ quan chức năng cũng cần tăng cường giáo dục với cộng đồng dân cư, tổ dân phố.

"Gần đây, tôi có đi họp tổ dân phố nhưng chưa thấy phổ biến cặn kẽ về vấn đề này. Do đó, chúng ta nên có các hình thức tuyên truyền rộng rãi hơn. Có thể là phát tờ rơi quy định, xử phạt về vi phạm vỉa hè... đến từng hộ kinh doanh", nguyên Kiến trúc sư trưởng của Hà Nội nêu quan điểm.

Đáng chú ý là theo TS Đào Ngọc Nghiêm, có hiện tượng cơ quan, đơn vị nhà nước chưa chấp hành, vẫn tự ý để xe trên hè, lòng đường. "Hiện tượng này là có và chúng ta cần tăng cường xử lý quyết liệt, xử lý vi phạm không có vùng cấm nào", ông nói.

tai chiem via he o ha noi xu ly quyet liet khong co vung cam
Người dân phố Xã Đàn (Hà Nội) tự chế bậc tam cấp sau khi bị lực lượng chức năng phá bỏ trong chiến dịch dẹp vỉa hè. Ảnh: Di Linh

Cũng về vấn đề tái chiếm vỉa hè, TS Phan Lê Bình, Giảng viên trường ĐH Việt Nhật nhận định: "Chúng ta đã "thả lỏng" nhiều năm nay. Do đó, nếu muốn vỉa hè đi vào quy củ thì cần ít nhất vài năm chứ vài tháng thì không thể".

"Ban đầu ra quân, nhiều hộ dân chiếm vỉa hè sẽ gặp khó khăn. Nhưng chúng ta làm liên tục thì tự người dân sẽ có ý thức và chuyện đó sẽ thành bình thường.

Nếu hô hào phong trào xong lại thả thì việc tái chiếm vỉa hè là hoàn toàn bình thường", TS Bình nói.

Theo ông Bình, việc dẹp vỉa hè liên quan đến sinh kế của nhiều người dân. Do đó, chúng ta có thể thí điểm các phố hàng rong như TP HCM đã từng làm.

"Nhiều người nói không có chỗ đỗ xe nên đỗ trên vỉa hè, lòng đường. Tuy nhiên, bãi đỗ xe tập trung không thể giải quyết được tình trạng này triệt để.

Trong tương lai, lượng phương tiện ở Hà Nội sẽ tiếp tục tăng nên giao thông công cộng là giải pháp tất yếu. Tuy nhiên, trước khi lên phương tiện giao thông công cộng thì người dân phải đi bộ. Và không có vỉa hè thì sẽ rất khó khăn", TS Phan Lê Bình nói.

"Thứ nhất, đầu tư xây dựng gara để ô tô, nơi để xe máy phù hợp với người dân ở từng khu vực (kinh doanh, giải trí...). Thứ hai, xây dựng những nơi giải quyết việc buôn bán cho hàng vạn người dân đang sống nhờ vỉa hè.

Thứ ba, cần giám sát thường xuyên, xử lý thường xuyên. Và thứ 4 là giáo dục người dân tinh thần tự trọng, tự giác xây dựng nếp sống văn minh nơi đô thị", TS Nguyễn Xuân Thủy, nguyên Giám đốc Nhà xuất bản Giao thông nói.

tai chiem via he o ha noi xu ly quyet liet khong co vung cam 20 ngày 'dẹp' vỉa hè ở Hà Nội: Tướng Đoàn Duy Khương đề xuất 'cứu' hàng rong

Thiếu tướng Đoàn Duy Khương, Giám đốc Công an TP Hà Nội đề xuất nghiên cứu, tổ chức khu vực riêng cho người bán hàng ...

chọn
[LIVE] ĐHĐCĐ Đạt Phương: Khu đô thị tại Quảng Bình có thể sáng sủa vào 2025, dự án Cồn Tiến còn vướng 1 hộ dân
Năm 2024, Đạt Phương đặt kế hoạch doanh thu thuần hợp nhất 4.566 tỷ đồng và lãi sau thuế 343,5 tỷ đồng. Với mảng bất động sản, năm nay Đạt Phương sẽ tập trung triển khai khu đô thị Cồn Tiến và Casamia Hội An, đồng thời tìm kiếm cơ hội đầu tư vào các dự án công nghiệp.