Tại sao lại bắt con ngủ riêng khi chiếc giường là ‘ốc đảo’ yêu thương của gia đình?

Cho con ngủ riêng từ sớm để tự lập là 1 quan điểm quá sai lầm vì tước đi quyền được gần bố mẹ của con, gây nên những mất cân bằng trong phát triển tâm sinh lý của trẻ.

Những năm gần đây, “phong trào” cho con ngủ riêng được nhiều bậc phụ huynh hưởng ứng. Nhiều bố mẹ coi đây là hoạt động đánh dấu sự trưởng thành của trẻ. Thế nhưng không ít bố mẹ chưa chuẩn bị tinh thần cho con, đã vội cho con ngủ riêng. Bên cạnh đó, nhiều bố mẹ cũng nhầm lẫn giữa việc cho trẻ ngủ riêng sớm là giúp trẻ tự lập sớm. Cùng xem một số phụ huynh nói gì về việc nên hay không nên cho trẻ ngủ riêng từ sớm.

Cho con ngủ riêng không đồng nghĩa với giúp con tự lập

tai sao lai bat con ngu rieng khi chiec giuong la oc dao yeu thuong cua gia dinh
Anh Nguyễn Thuần Hòa cùng vợ và con trai.

Anh Nguyễn Thuần Hòa (TP HCM) là bố của bé Gấu 2 tuổi. Anh cho biết anh ủng hộ việc cho con ngủ chung cùng bố mẹ đến tận 5-6 tuổi. Anh cho rằng trong 5-6 năm đầu đời các bé phải được hưởng vòng tay ba mẹ để nuôi dưỡng tình cảm và hình thành nhân cách.

Anh nói: “Cho con ngủ riêng từ sớm để tự lập là 1 quan điểm quá sai lầm vì tước đi quyền được gần bố mẹ của con, gây nên những mất cân bằng trong phát triển tâm sinh lý của trẻ. Rèn tập tính tự lập cho con là 1 quá trình đòi hỏi nhiều thứ nhưng cho con ngủ riêng sớm không nằm trong quá trình đấy”. Được biết bé Gấu nhà anh Hòa vẫn đang bú mẹ và anh chị sẽ cho con ngủ riêng khi con sẵn sàng.

Tương tự như thế, chị Phạm Ngọc Vĩnh Yên (TP HCM) có một bé 5 tuổi, một bé gần 4 tuổi và một bé nhỏ 2 tháng tuổi. Chị Yên cho biết nhà chị cả 5 người vẫn ngủ chung giường. Đa số các buổi tối ở nhà chị đều diễn ra như sau: 8 giờ tối, bố sẽ gọi con đi đánh răng và vệ sinh trước khi ngủ, sau đó cả nhà vào giường, ai về chỗ người ấy và tắt đèn. Khi nào báo thức (thường là 6h10) thì ba mẹ sẽ gọi các con dậy. Cuối tuần các con tự dậy khoảng 7h.

tai sao lai bat con ngu rieng khi chiec giuong la oc dao yeu thuong cua gia dinh
Bé lớn 5 tuổi của chị Yên vẫn ngủ chung với bố mẹ.

Chị Yên chọn cho con ngủ chung thay vì ngủ riêng vì chị cảm thấy mọi thành viên trong gia đình đều thích như thế.

Theo quan điểm của chị, việc tự lập không nằm ở việc cho con ngủ chung hay ngủ riêng, tự lập là con có thói quen đi ngủ và thức dậy đúng giờ, đêm nếu có dậy bú, uống nước hay đi vệ sinh hoặc đơn giản chỉ là nằm mơ, giật mình dậy thì bé có thể tự ngủ trở lại. Với suy nghĩ như vậy, chị Yên thấy việc ngủ chung hay riêng không nói lên điều gì về vấn đề con có tự lập hay không cả.

“Việc ngủ chung khi các con còn bé giúp bố mẹ an tâm hơn, không phải mất thời gian đi qua đi lại xem con ngủ như thế nào. Con có động tĩnh gì thì bố mẹ biết ngay và sau đó bố mẹ cũng ngủ trở lại ngay được. Ai cũng từng là trẻ con cũng hiểu là con không thể nào làm một việc gì đó ngay lập tức. Muốn cho con hình thành thói quen gì thì cũng cần thời gian. Muốn con ngủ và dậy đúng giờ thì bố mẹ cần làm gương cho con thấy.

Ngoài ra, trẻ phát triển não khi ngủ nên ngủ động rất nhiều. Một đêm con ngủ có khi giật mình dậy vài lần là bình thường. Những lúc như thế, có thể con sẽ hoảng sợ, việc có bố mẹ ở bên sẽ giúp con an tâm trở lại giấc ngủ cũng như là tin tưởng vào việc luôn có bố mẹ bên cạnh”, chị Yên chia sẻ.

Trong khi đó chị Nguyễn Lệ (Phan Thiết), cũng có hai bé, một bé lớn gần 5 tuổi và bé nhỏ 8 tháng tuổi. Hai bé tất nhiên được ngủ chung với mẹ. Chị Lệ chọn để con ngủ chung vì “dễ cho con, con ọ ọe chỉ cần vạch ti ra, con bú kệ con, mẹ ngủ kệ mẹ”. Với chị Lệ, cho con ngủ chung đúng là nhàn mẹ khỏe con, lại còn duy trì đc sữa mẹ lâu dài.

tai sao lai bat con ngu rieng khi chiec giuong la oc dao yeu thuong cua gia dinh
Gia đình chị Nguyễn Lệ.

Chị Lệ cho biết cũng có nhiều người nói cho con ngủ chung mãi với mẹ con sẽ càng bám mẹ hơn. Nhưng chị lại nghĩ khác. Với bé đầu, chị ôm ấp con nhiều, thỏa mãn cơn bám mẹ của con, 3 tuổi mới cho con đi mẫu giáo, thành quả là con rất dạn dĩ và tự tin.

Còn chị Mai Thích (Đà Nẵng) có một bé gần 2 tuổi và cũng chưa có ý định cho con ngủ riêng vì bé vẫn còn đang bú mẹ, ngủ chung với mẹ thì tiện hơn.

tai sao lai bat con ngu rieng khi chiec giuong la oc dao yeu thuong cua gia dinh
Chị Mai Thích cùng hai con.

Chị nói: “Mình nghe nói rất nhiều mẹ chia sẻ kinh nghiệm cho con ngủ riêng để rèn tính tự lập từ nhỏ. Nhưng bản thân mình nghĩ cách đó không phải là cách giúp trẻ tự lập. Một đứa trẻ khi nhận được tình yêu thương đủ đầy thì có khuynh hướng tự lập hơn những đứa trẻ bị tách ba mẹ từ nhỏ. Có rất nhiều cách để đồng hành cùng con giúp con tự lập, nhưng tuyệt đối không phải bằng cách cho con ngủ riêng”.

Chiếc giường là “ốc đảo” yêu thương của gia đình

Chiếc giường là “ốc đảo” yêu thương của gia đình, “ngủ chung thì cả nhà có thời gian vui vẻ bên nhau, dáng dậy, mở mắt thấy các con với đủ vẻ mặt, nằm đủ mọi tư thế, bố mẹ nào mà chẳng thấy hạnh phúc”, chị Vĩnh Yên chia sẻ về điều đáng giá nhất khi cho con ngủ chung cùng bố mẹ.

Với những bà mẹ “nghiện” con, thích ôm con mọi lúc mọi nơi, thì ngủ chung đúng là giải pháp tuyệt diệu. Ôm con ngủ, con đói thì tiện cho con bú ngay là những điều mà nếu ngủ riêng thì sẽ hơi khó cho cả mẹ và con.

Với chị Vĩnh Yên, thêm một điều chị thấy hài lòng về việc ngủ chung, đó là chồng sẽ chia sẻ với vợ trong việc chăm sóc con cái. Chị Yên chia sẻ: “Mặc dù con bú mẹ đêm, chồng có muốn cũng không giúp được nhưng vì ngủ cùng con, anh ấy từ chối những cuộc vui chơi ngoài giờ. Cùng vợ trò chuyện với con, thấy anh ấy cũng dậy khi con ọ ẹ, bế con đi lòng vòng khi bé nhỏ khóc,... mình cảm thấy việc stress sau sinh nó xa xôi lắm, không bao giờ mình phải lo”.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.