Tạm dừng đề xuất, thỏa thuận dự án điện mặt trời

Bộ Công Thương đề nghị UBND các tỉnh, thành phố và EVN xem xét tạm dừng việc đề xuất, thỏa thuận các dự án điện mặt trời theo cơ chế giá điện hỗ trợ, để đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư.

Bộ Công Thương vừa có văn bản (số 9608/BCT-ĐL) gửi tới UBND các tỉnh, thành phố và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), đề nghị xem xét tạm dừng việc đề xuất, thoả thuận các dự án điện mặt trời theo cơ chế giá FiT (Feed-in Tariff, biểu giá điện hỗ trợ) cho tới khi có hướng dẫn mới của cấp có thẩm quyền.

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, việc phát triển nóng các dự án điện mặt trời quy mô lớn và tập trung ở một số tỉnh thành phố có tiềm năng, đã gây ra tình trạng quá tải lưới điện, trong khi việc xây dựng lưới điện truyền tải gặp nhiều khó khăn về thời gian thi công cũng như các quy định khác.

ttxvnnhamaydienmattroidautientaibinhdinhhoaluoidienquocgia3883811

Nhiều chuyên gia cho rằng điện mặt trời đang vỡ quy hoạch, gây áp lực cho hệ thống truyền tải. (Ảnh: TTXVN).

Thống kê từ Bộ Công Thương, đã có 135 dự án điện mặt trời với tổng công suất 8.935 MW được bổ sung vào quy hoạch phát triển điện lực, sau khi có Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg năm 2017 về cơ chế khuyến khích đầu tư phát triển điện mặt trời.

Bộ cũng cung cấp thêm số liệu, tính đến hết tháng 6/2019, đã có gần 4.500 MW điện mặt trời được đưa vào vận hành thương mại, góp phần bảo đảm cung ứng điện cho phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu sinh hoạt của người dân, nhất là các tỉnh thành phố phía Nam.

Cùng với Quyết định của Thủ tướng, Bộ Công Thương đã có nhiều văn bản hướng dẫn, hỗ trợ các nhà đầu tư triển khai dự án, đặc biệt là việc tháo gỡ khó khăn trong công tác giải toả công suất.

Với quan điểm tiếp tục phát triển điện mặt trời nhưng quản lí chặt chẽ, hiệu quả hơn, giữa tháng 11/2019, Văn phòng Chính phủ đã có Thông báo số 402 kết luận của Thủ tướng tại cuộc họp thường trực Chính phủ, về dự thảo cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời ở Việt Nam, áp dụng từ ngày 1/7/2019. Trong đó, Chính phủ thống nhất biểu giá khuyến khích cố định (FIT) chỉ áp dụng với một số trường hợp.

Thông báo số 402 chỉ rõ, ngoại trừ những dự án đã kí hợp đồng mua bán điện và đang triển khai thi công đưa vào vận hành trong năm 2020, các dự án còn lại, các dự án mới sẽ không tiếp tục áp dụng biểu giá FiT, mà chuyển hẳn sang thực hiện theo hình thức đấu thầu công khai, minh bạch, cạnh tranh để giảm giá mua điện từ các dự án điện mặt trời.

Hiện, Bộ Công Thương đang phối hợp với các bộ, ngành để hoàn thiện dự thảo cơ chế mới, thay thế Quyết định số 11 đã hết hiệu lực từ ngày 30/6.

IMG_20180813_140750525

Từ khi có cơ chế tốt, nhà nhà đua nhau lắp điện mặt trời với hình thức áp mái. (Ảnh: EVN Hà Nội).

Trước đó, ngoài 87 dự án đã được công nhận đủ điều kiện vận hành thương mại, thì từ sau ngày 30/6 tới nay, chỉ có thêm 2 dự án điện mặt trời hoàn tất là Nhà máy Hacom Solar (40,3 MW) và Solar Park 01 (40 MW).

Trên cả nước đang có có 39 dự án điện mặt trời (tổng công suất 2.217,2 MW) đã kí Hợp đồng mua bán điện và chưa được công nhận đủ điều kiện vận hành thương mại. Từ ngày 1/7 tới nay, có thêm 6 dự án điện mặt trời khác (tổng công suất 347 MW) đã kí Hợp đồng và chưa công nhận đủ điều kiện vận hành thương mại. 

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.