Tâm sự giáo viên ngày 20/11: 'Cô trò nhọc nhằn học và dạy từng chữ ê a'

Tại Trường Chuyên biệt Bình Minh (Đông Anh, Hà Nội), hơn 20 năm qua là quá trình cô trò gắn bó, yêu thương nhau cho dù dạy trẻ khuyết tật có nhọc nhằn từng chữ ê a.
tam su giao vien ngay 2011 co tro nhoc nhan hoc va day tung chu e a Vụ mẹ kế đánh bầm tím con chồng: Hàng xóm bất ngờ khi cô giáo bị gọi lên phường
tam su giao vien ngay 2011 co tro nhoc nhan hoc va day tung chu e a Hà Nội: Cô giáo mầm non đánh con riêng của chồng nhập viện
tam su giao vien ngay 2011 co tro nhoc nhan hoc va day tung chu e a Cô giáo 9X và bí quyết giúp trẻ mầm non hào hứng với bài giảng E-Learning
tam su giao vien ngay 2011 co tro nhoc nhan hoc va day tung chu e a Cô giáo mầm non lương hưu 1,1 triệu/tháng: 'Đi 2 - 3 đám cưới là hết veo tháng lương'

'Nhọc nhằn đọc từng chữ ê a'

Là một trong các đối tượng chịu thiệt thòi cần đặc biệt được quan tâm, hàng trăm em học sinh khuyết tật đang theo học tại Trường Chuyên biệt Bình Minh (Đông Anh, Hà Nội) vẫn ngày ngày lên lớp và được các cô giáo dạy tập đọc, tập viết từng chữ. Với những giáo viên dạy trẻ khuyết tật tại đây, 20 năm qua là cả quá trình cô trò gắn bó, yêu thương nhau cho dù nhiều lúc các cô giáo cũng đã rơi nước mắt vì học trò.

tam su giao vien ngay 2011 co tro nhoc nhan hoc va day tung chu e a
Cánh cổng Trường Chuyên biệt Bình Minh (Đông Anh, Hà Nội) luôn phải đóng kín để tránh việc học sinh chạy ra ngoài trong lúc ra chơi hay cả lúc học.

Chia sẻ với chúng tôi, cô giáo Lưu Thị Thu Hồng - Hiệu trưởng Trường Chuyên biệt Bình Minh cho hay: Nhà trường hiện đang dạy và chăm sóc bán trú cho 100 em học sinh bị khuyết tật. Từ 26/11/2002, Trường được tách ra từ Trung tâm giáo dục trẻ em thiệt thòi trực thuộc Trường Tiểu học Uy Nỗ gồm 8 lớp học, trong đó có hai lớp sĩ số 17 em gồm cả trẻ tự kỷ, hội chứng down, khuyết tật trí tuệ... Độ tuổi để nhận và dạy học sinh cho đến khi ra trường là từ 6 - 17 tuổi.

"Là một đầu mối gần như lớn nhất của huyện Đông Anh về chăm sóc trẻ khuyết tật, tập thể 29 cán bộ giáo viên nhân viên nhà trường luôn nhận thức được vai trò, trách nhiệm của mình trong việc giáo dục các em. Với các em, các cô không chỉ làm cô giáo, mà còn phải làm mẹ, làm bạn với các em khi phần lớn thời gian các em đều ở trên lớp, chiều tối mới được gia đình đón về. Có những em chỉ bị khiếm thính nên có thể tự đi xe buýt hoặc xe đạp điện đi học và tự về.

Đa số cha mẹ các em đều có hoàn cảnh gia đình khó khăn, điều kiện chăm sóc con bị khuyết tật càng khó khăn trăm bề. Đến đây, chứng kiến những cảnh học trò bị tăng động, quậy phá và bất hợp tác với các cô khi lên lớp và chạy xung quanh trường làm chúng tôi cũng rớt nước mắt", cô Hồng tâm sự.

tam su giao vien ngay 2011 co tro nhoc nhan hoc va day tung chu e a
Cô giáo Hoàng Thị Quế dạy trẻ khuyết tật lớp 1 tại Trường chuyên biệt Bình Minh. Ảnh: Đình Tuệ.

Cô giáo Hoàng Thị Quế - giáo viên dạy lớp 1 tại đây chia sẻ: "Sĩ số của lớp chỉ 10 em nhưng tất cả các em đều bị khiếm thính và khuyết tật về trí tuệ. Khi dạy các em thì các cô phải thực sự kiên trì, gần gũi và cũng phải nịnh thì các em mới hợp tác. Để dạy các em học bài, giáo viên phải áp dụng nhiều phương pháp, trong đó hỗ trợ các em học và hiểu về ngôn ngữ ký hiệu là vô cùng quan trọng. Ngoài ra, phải áp dụng phương pháp trực quan để giúp các em nhận biết về số, số lượng.

Tuy nhiên, vẫn có những em khi cô giáo gọi lên bảng thì không chịu lên, hoặc có lên nhưng không chịu đọc chữ mà chỉ đứng không. Lúc đó, thực sự cần phải có lòng kiên trì và gọi các em lên nhiều lần thì mới có thể phát âm, đọc được chữ, số thì cô mới yên tâm. Vì thế, chương trình học của các em cũng giống với học sinh bình thường nhưng thời lượng giảng dạy sẽ kéo dài gấp đôi. Giả sử một tiết Toán dạy phép cộng thì các em sẽ học trong hai buổi thay vì một buổi như học sinh thường".

Cô giáo Hoàng Thị Quế dạy lớp 1 Trường Chuyên biệt Bình Minh. Video: Đình Tuệ.

Tâm sự về nghề khi dịp 20/11 đang cận kề, cô Quế bộc bạch: "Gắn bó với ngôi trường nhiều năm nay, dù nhiều lúc cô trò nhọc nhằn học và dạy từng chữ ê a nhưng hơn cả, đó là tình yêu thương mà các thầy cô giáo luôn luôn dành cho các em. Ước muốn lớn nhất của chúng tôi đó là thấy các em có được những hiểu biết đơn giản nhất để có thể tự tin hơn trong cuộc sống để sau này lớn lên sẽ hòa nhập được với cộng đồng".

Cũng là một giáo viên dạy trẻ khuyết tật tại đây, cô giáo Hoàng Thị Liên chia sẻ, để dạy được một cháu học sinh khuyết tật cũng là cả một quá trình cố gắng, kiên trì.

"Với những trẻ bị khuyết tật thiểu năng trí tuệ và khiếm thính, các cô vừa phải kết hợp các động tác nói, ngôn ngữ ký hiệu và minh họa bằng đồ vật thật trực quan. Nếu là số hoặc là con vật thì vẫn phải dùng ngôn ngữ ký hiệu. Đối với các em không hợp tác mà chạy ra ngoài trong giờ học, các cô lại phải dỗ dành, dạy các em bằng các hình ảnh để tập trung học lại từ đầu", cô Liên kể.

tam su giao vien ngay 2011 co tro nhoc nhan hoc va day tung chu e a
Cô giáo Hoàng Thị Liên kể về những khó khăn, vất vả của nghề.

Bên cạnh đó, điều khiến các cô giáo cũng rất trăn trở đó là những lúc thời tiết thay đổi, các em học sinh biếng ăn, bỏ ăn hoặc ăn kém. Có những em không chịu ăn hoặc thậm chí quậy phá khiến các cô rất lo lắng và gọi điện trao đổi lại với gia đình. Do bố mẹ các em cũng nhiều hoàn cảnh khó khăn nên có những vị thường "khoán trắng" con mình cho cô trên lớp.

Để kết hợp nuôi dạy trẻ cho tốt, nhà trường cũng thường xuyên cho các em vận động thông qua các bài thể dục giữa giờ có nhạc nền và cô giáo hướng dẫn.

tam su giao vien ngay 2011 co tro nhoc nhan hoc va day tung chu e a
Các em học sinh trong một giờ tập thể dục tại sân trường dưới sự hướng dẫn của các cô giáo.

Cô giáo tật nguyền dạy trẻ khuyết tật

tam su giao vien ngay 2011 co tro nhoc nhan hoc va day tung chu e a
Cô giáo Nguyễn Thanh Giang (SN 1981, trú tại xã Cổ Loa, huyện Đông Anh) cũng là giáo viên dạy trẻ khuyết tật tại trường.

Tại Trường Chuyên biệt Bình Minh có trường hợp cô giáo Nguyễn Thanh Giang (SN 1981, trú tại xã Cổ Loa, huyện Đông Anh) vốn bị tật nguyền từ nhỏ sau một lần bị sốt. Tuy nhiên, cô đã vượt lên mọi khó khăn gian khổ, quyết không đầu hàng số phận để thi đỗ vào Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội. Sau đó, cô đi học thêm lớp nghiệp vụ Giáo dục đặc biệt và đi dạy học sinh khuyết tật tại Trường Chuyên biệt Bình Minh đã gần chục năm nay.

Chia sẻ về điều này, cô Giang khiêm tốn cho biết: "Thật ra, trường hợp của tôi không đáng để viết mà hơn cả đó là sự cống hiến, hy sinh của cả một tập thể giáo viên trong trường. Ai cũng đều chan chứa tình yêu thương con trẻ, cảm thông với những mảnh đời kém may mắn khi các em chịu thiệt thòi từ khi còn quá nhỏ như vậy. Được thấy các em tiến bộ lên trong học tập, chịu khó tập viết, tập đọc và nghe lời cô giáo là niềm hạnh phúc của bất cứ giáo viên nào trong trường chúng tôi chứ chả mong gì hơn trong dịp 20/11 cả".

tam su giao vien ngay 2011 co tro nhoc nhan hoc va day tung chu e a Cô giáo 9X và bí quyết giúp trẻ mầm non hào hứng với bài giảng E-Learning

Với bài giảng điện tử E-Learning, trẻ mầm non nếu không thể đến lớp vì lý do nào đó cũng có thể tự học ở ...

Bài và ảnh

chọn
Cập nhật KQKD quý I: Lợi nhuận loạt ông lớn giảm sâu
Bên cạnh nhiều đơn vị báo lãi đột biến thì cũng có nhiều doanh nghiệp lớn như Vinhomes, Masan, REE báo lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ (lợi nhuận ròng) giảm sâu quý đầu năm.