Tháng đầu tiên khi bắt đầu cùng con bước vào hành trình ăn dặm, hẳn là các mẹ sẽ có nhiều bỡ ngỡ. Vì thế, trước khi cho con ăn dặm, bạn có thể tham khảo kinh nghiệm chọn đồ và thực đơn ăn dặm của mẹ đảm Hà Thành.
Mỗi một bà mẹ sẽ có lý do riêng để lựa chọn cho con phương pháp ăn dặm phù hợp với hoàn cảnh, lợi thế và những kỳ vọng đối với con của mình. Với chị Nguyễn Thị Thu Hằng, chị luôn muón dành những điều tốt nhất cho con như bao bà mẹ khác. Vì vậy, mỗi giai đoạn phát triển của con, chị Hằng lại cố gắng đọc nhiều sách về cách chăm sóc và nuôi dạy bé.
|
Chị Thu Hằng bên bé Xu. (Ảnh NVCC) |
Cùng trò chuyện với chị Hằng để có thêm kinh nghiệm chọn dụng cụ chế biến đồ ăn dặm và thực đơn dành cho bé trong tháng đầu tiên.
- Chào chị, chị chuẩn bị kiến thức như thế nào khi con chuẩn bị bước vào giai đoạn ăn dặm?
- Khi con được 3 tháng thì mình bắt đầu trau dồi thêm kiến thức để chuẩn bị hành trình ăn dặm cho bé.
Mình tham gia vào các nhóm ăn dặm rồi tìm các sách ăn dặm để đọc như Sách ăn dặm kiểu Nhật, ăn dặm không nước mắt, ăn dặm bé chỉ huy, các tài liệu ăn dặm khác của thạc sỹ Đào Thị Mỹ Khanh, bác Hoàng Cường. Mình thấy trong 3 phương pháp ăn dặm thường được các mẹ lựa chọn là ăn dặm truyền thống, ăn dặm kiểu Nhật và BLW thì mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm riêng.
Trong 3 phương pháp, mình thấy ăn dặm kiểu Nhật thì có sự tương đồng với ăn dặm truyền thống nhất. Nhưng phương pháp của họ khoa học hơn. Có nhiều ưu điểm như độ thô của bé tăng dần theo từng giai đoạn, bé ăn riêng từng loại ở giai đoạn đầu nên có thể nhận biết làm quen mùi vị của mỗi loại thực phẩm. Qua đó mẹ có thể theo dõi mức độ dị ứng, cũng như sở thích của con. Trẻ được ăn nhạt (lấy vị ngọt tự nhiên từ thực phẩm, không nêm mắm muối sớm), bé có khả năng ăn thô sớm. Quan trọng hơn hết là mình rất thích tinh thần của ăn dặm kiểu Nhật: ăn đúng giờ, trẻ ngồi trên bàn ăn, không đi rong hay bật TV để trẻ tập trung trong ăn uống. Khi trẻ chán ăn không nhồi nhét, có thể kết thúc bữa ăn luôn vì thế không bị tạo tâm lý sợ ăn cho bé.
Tuy nhiên, mình cũng thấy phương pháp này có nhược điểm là mẹ mất thời gian chế biến, ban đầu bé có thể tăng cân chậm và vẫn có thể không nhận được sự ủng hộ từ gia đình với phương pháp ăn này.
|
Bé Xu sẵn sàng bước vào giai đoạn ăn dặm. (Ảnh NVCC) |
|
Bé rất hợp tác với phương pháp ăn dặm mẹ đã lựa chọn. (Ảnh NVCC) |
- Khi bắt đầu cho con ăn dặm kiểu Nhật, mẹ cần chuẩn bị những dụng cụ gì?
- Trước tiên, mẹ cần chuẩn bị đồ dùng để chế biến: rây, dụng cụ mài, dụng cụ đo lượng (cốc, muỗng đong), dụng cụ vắt, chày, cối. Ngoài ra rổ, thớt, dao, kéo để dùng riêng cho bé. Tránh dùng chung với đồ chế biến cho người lớn dễ gây nhiễm khuẩn sang đồ ăn của bé.
Đồ dùng để bảo quản bao gồm: khay trữ đông, bộ hộp chia nhỏ, túi ziplock, hộp đựng có nắp kín.
Đồ dùng chế biến nếu các mẹ muốn tiện hơn có thể mua các bộ chế biến có sẵn. Với đồ dùng đựng đồ ăn của con thì tùy các mẹ có thể chọn lựa chọn cho bé. Mình chọn bát gốm đúng tinh thần ăn dặm kiểu Nhật.
|
Những đồ dùng, dụng cụ được chị Hằng mua trước khi bắt đầu hành trình ăn dặm. (Ảnh NVCC) |
|
Chị lựa chọn những dụng cụ phù hợp với nhu cầu sử dụng. (Ảnh NVCC) |
|
Dụng cụ đựng đồ ăn được chọn chất liệu gốm Nhật. (Ảnh NVCC) |
|
Dụng cụ nấu nướng. (Ảnh NVCC) |
|
Dụng cụ chế biến đồ ăn. (Ảnh NVCC)
|
- Khi cho con ăn dặm, chị đưa ra những nguyên tắc gì?
- Căn cứ vào thể trạng con mình (sự phát triển mỗi bé khác nhau nên không ép buộc trẻ vào chuẩn theo sách vở, phải dựa trên bé nhà mình để áp dụng9. Mình đưa ra một số nguyên tắc cơ bản như: Không ép trẻ ăn.
Ăn đúng giờ và trẻ ngồi ghế ăn, không đi rong, không TV hay ipad.
Không so sánh trẻ với trẻ khác. Bé nhà bạn có thể nhẹ cân hơn bé nhà khác nhưng sức khỏe của bé tốt và bé vẫn lanh lợi, phát triển các kĩ năng tốt thì không sao cả.
Tạo cho trẻ niềm vui khi ăn uống. Mẹ luôn tạo bầu không khí vui vẻ, cho trẻ được thử nhiều vị thức ăn khác nhau).
Quan sát thái độ trẻ (trong bữa ăn luôn tươi cười để bé hứng thú thưởng thức món ăn mẹ nấu, khi cho trẻ ăn món mới theo dõi phản ứng của cả cơ thể trẻ). Mẹ không nên sốt ruột, lo lắng sẽ truyền sang trẻ sẽ làm mất không khí vui vẻ khi ăn.
- Tháng đầu tiên cho con ăn dặm mẹ cần chú ý những gì?
- Trong tháng đầu tiên con mới làm quen với ăn dặm thì sữa mẹ vẫn là thức ăn chính. Vì vậy dù con có ăn hay không ăn các mẹ cũng đừng quá lo lắng. Vì giai đoạn đầu con chỉ làm quen mùi vị thôi còn dinh dưỡng con vẫn lấy từ sữa mẹ.
Bé mới làm quen thực phẩm lạ ngoài sữa mẹ nên các mẹ có thể lựa chọn các thành phần ít gây dị ứng như: bí đỏ, cà rốt, súp lơ, cải bắp, khoai lang, cải bó xôi, củ cải trắng. Hoa quả: chuối, táo, lê. Bơ nếu mẹ nào thích vì theo châu Âu thì bơ là một trong những loại thực phẩm "vàng" khi bé bắt đầu ăn dặm.
Những thực phẩm như cà rốt, củ cải trắng có hàm lượng nitrat cao nên các mẹ không nên cho trẻ ăn quá nhiều sẽ không tốt.
|
(Ảnh NVCC) |
- Các mẹ cần chú ý gì khi chế biến?
- Cách chế biến trong tháng đầu tiên cần chú ý:
Cháo: giai đoạn đầu nấu tỉ lệ 1: 10. Giai đoạn 2 với tỉ lệ 1:7. Giai đoạn 3 là 1:5. Giai đoạn 4 là 1:3 (cơm nát)
Giai đoạn đầu mẹ rây cháo mịn, độ thô như sữa chua là được.
Các loại củ thì hấp chín. Sau đó rây cho mịn và trộn với nước dashi để làm nhuyễn (ví dụ cà rốt, bí đỏ, khoai)
Các loại rau lá thì luộc, với rau có nhiều gân như rau cải các mẹ nên giã nhỏ rồi rây
Các loại quả thì thường mình không hấp vì sẽ làm mất chất dinh dưỡng.
Thực phẩm chế biến nếu còn thừa các mẹ có thể cho vào khay trữ đông cho con.
Tham khảo thực đơn tháng đầu tiên dành cho các bé ăn dặm kiểu Nhật:
|
Nước dùng Dashi. (Ảnh NVCC) |
|
Nước dashi từ rau củ. (Ảnh NVCC) |
|
(Ảnh NVCC) |
|
(Ảnh NVCC) |
|
(Ảnh NVCC) |
|
(Ảnh NVCC) |
|
(Ảnh NVCC) |
|
(Ảnh NVCC) |
|
(Ảnh NVCC) |
|
(Ảnh NVCC) |
|
(Ảnh NVCC) |
|
(Ảnh NVCC) |
|
(Ảnh NVCC) |
|
(Ảnh NVCC) |
|
(Ảnh NVCC) |
|
(Ảnh NVCC) |
|
(Ảnh NVCC) |
|
(Ảnh NVCC) |
|
(Ảnh NVCC) |
|
(Ảnh NVCC) |
|
(Ảnh NVCC) |
|
(Ảnh NVCC) |
|
(Ảnh NVCC) |
|
(Ảnh NVCC) |
|
(Ảnh NVCC) |
|
(Ảnh NVCC) |
|
(Ảnh NVCC) |
|
(Ảnh NVCC) |
|
(Ảnh NVCC) |
|
(Ảnh NVCC) |
|
(Ảnh NVCC) |
|
(Ảnh NVCC) |
|
(Ảnh NVCC) |
|
(Ảnh NVCC) |
- Cảm ơn chị đã chia sẻ kinh nghiệm hữu ích với chuyên mục.
|
Những thực phẩm kị nhau mẹ không nên kết hợp trong chế biến đồ ăn dặm cho con
Khi kết hợp nhiều thực phẩm trong cùng một bữa ăn sẽ mang đến lợi ích về việc cung cấp đầy đủ nguồn dinh dưỡng ...
|
|
Lí do khiến con ăn mãi vẫn thiếu máu, lười ăn, mất ngủ là do mẹ bỏ qua 12 thực phẩm vàng sau
Nhiều mẹ vẫn than phiền, dù cho con ăn nhiều thịt bò, thịt cá, tôm, cua đủ cả nhưng con vẫn thiếu máu. Nhiều mẹ ...
|