Tàu đường sắt Cát Linh - Hà Đông chạy thử toàn tuyến

Ngày 9/8, tàu đường sắt Cát Linh - Hà Đông đã chạy thử toàn tuyến nhằm căn chỉnh kỹ thuật, chuẩn bị vận hành thử nghiệm toàn dự án.
tau duong sat cat linh ha dong chay thu toan tuyen
(Ảnh: Di Linh)

Theo thông tin chúng tôi nhận được, ngày 9/8, một đoàn tàu đã được chạy thử trên tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông.

Được biết, đoàn tàu này được chạy thử từ ga Cát Linh đến ga Yên Nghĩa và theo chiều ngược lại.

Theo Ban Quản lý dự án đường sắt (Bộ GTVT), đây là hoạt động bình thường của Tổng thầu nhằm căn chỉnh kỹ thuật, chuẩn bị cho vận hành thử nghiệm toàn dự án.

Cụ thể, phía Tổng thầu dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông có thể cho tàu chạy trên đường thử hoặc tuyến chính theo yêu cầu công việc.

Cũng theo Ban Quản lý dự án đường sắt, trong tháng 8/2018, đường sắt Cát Linh - Hà Đông sẽ thử nghiệm toàn tuyến; khai thác chính thức dự án diễn ra sau 3-6 tháng vận hành thử.

Đến thời điểm hiện tại, dự án này đã hoàn thành khoảng 96% khối lượng xây lắp, chưa bao gồm hạng mục thiết bị.

Dự án cũng đang hoàn thiện một số hạng mục khác như nhà ga, đường nội bộ, khu Depot...

Cũng theo Ban Quản lý dự án đường sắt, cuối tháng 7, dự án này đã đóng điện trên toàn tuyến để phục vụ công tác thi công, kiểm tra, vận hành, chạy thử đơn động, liên động cho từng chuyên ngành thiết bị cũng như để chuẩn bị công tác vận hành, chạy thử liên động.

Để đảm bảo tuyệt đối an toàn cho người dân quanh khu vực công trường và các tài sản, thiết bị đã lắp đặt của toàn Dự án, Ban QLDA Đường sắt thông báo vào yêu cầu người dân không tự ý xâm nhập vào khu vực công trường.

Không tự ý tháo dỡ các thiết bị và tài sản của dự án; không mang vác, lắp dựng cây, cột bằng kim loại, các loại cột gỗ tươi... để tránh va chạm gây nên phóng điện dẫn đến xảy ra mất an toàn gây ra những thiệt hại đáng tiếc về con người và tài sản của dự án.

Trong một diễn biến liên quan, mới đây, nhiều người dân phản ánh việc nhà ga đường sắt Cát Linh - Hà Đông có đề tên biển bằng tiếng Việt và Trung Quốc.

Tuy nhiên, trong biển tên, chữ tiếng Trung Quốc lại ở phía trên tiếng Việt và có kích thước lớn hơn.

Theo Ban Quản lý dự án đường sắt, các biển này là biển tạm do đơn vị thi công tự ý gắn giúp nhân sự của đơn vị này dễ nhận biết.

Được biết, sau khi có phản ánh, Ban Quản lý dự án đường sắt đã yêu cầu Tổng thầu gỡ các biển và yêu cầu không tái diễn.

Đơn vị này cũng cho biết sẽ có văn bản chấn chỉnh Tổng thầu về việc tự ý gắn biển tại dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông.

Đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông có chiều dài hơn 13 km, điểm đầu tại ga Cát Linh, điểm cuối tại ga Yên Nghĩa.

Tuyến đường sắt có 12 nhà ga trên cao và khu Depot dưới mặt đất có đường ray đôi khổ 1.435 mm; có 13 đoàn tàu, mỗi đoàn 4 toa. Thời gian khai thác 3-5 phút/chuyến, tương lai 2 phút/chuyến; tốc độ thiết kế tối đa 80 km/h, tốc độ khai thác bình quân là 35 km/giờ.

tau duong sat cat linh ha dong chay thu toan tuyen Vinasun tố Grab nhiều vi phạm nhưng Bộ GTVT vẫn... 'đánh giá cao'

Vinasun cho rằng hưa một hãng taxi nào bị báo cáo nhiều vi phạm như Grab nhưng trong báo cáo của Bộ vẫn ghi là ...

tau duong sat cat linh ha dong chay thu toan tuyen Vinasun: 'Chiếm xong thị trường, Grab tăng phí, tài xế chạy xe trả nợ'

Theo Vinasun, sau khi chiếm xong thị trường, Grab tăng phí dẫn đến hệ lụy là các tài xế đã đầu tư xe không thể ...

chọn
Lãnh đạo Everland chia sẻ về dự án HH5 Bắc An Khánh vừa M&A ở khu tây Hà Nội
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, Chủ tịch Everland Lê Đình Vinh cho biết, hiện nay tình hình thị trường bất động sản phía tây Hà Nội đang ấm dần, do tập đoàn đang phối hợp với chủ khu đô thị Bắc An Khánh để hoàn thiện các thủ tục về đầu tư, xây dựng ô đất HH5 để có thể triển khai xây dựng từng phần ngay trong 2024.