Ảnh tư liệu: Di Linh |
Grab khiến taxi truyền thống lao đao
Sau ngày 8/4 vừa qua, Uber đã chính thức dừng toàn bộ hoạt động tại Việt Nam sau thương vụ sáp nhập với Grab ở Đông Nam Á. Uber đã "biến mất" nhưng "cuộc chiến" taxi ở trong nước vẫn tiếp diễn.
Theo Công ty CP Ánh Dương Việt Nam (Vinasun), tình hình kinh doanh vận tải bằng taxi trong vài năm trở lại đây có nhiều rủi ro. Cụ thể là rủi ro đến từ các phương tiện thay thế.
Đơn cử, hạ tầng giao thông xuống cấp gây ùn tắc; phương tiện vận tải công cộng phát triển cũng ảnh hưởng tiêu cực đến kinh doanh taxi.
Đáng chú ý là theo Vinasun, trong năm 2017, "cuộc chiến" giữa taxi truyền thống và "taxi công nghệ" diễn ra ngày càng gay gắt.
"Với những ưu thế về vốn, dịch vụ, chi phí, loại hình kinh doanh các hãng taxi công nghệ như Grab đã và đang khiến các hãng taxi truyền thống lao đao.
Ngoài ra, taxi truyền thống phải chịu các quy định về thuế, phí, chi phí đầu vào như hạ tầng, bến bãi, đồng hồ tính cước, không được đi vào nhiều tuyến đường cấm trong giờ cao điểm, không được tự ý điều chỉnh giá cước, mua bảo hiểm cho hành khách trên xe...
Trong khi Grab, Uber lại không chịu sự ép buộc nhiều của pháp luật làm cho sự canh tranh giữa taxi truyền thống và Grab không công bằng", Vinasun cho hay
Cũng theo đơn vị này, cách mạng 4.0 là thách thức của taxi truyền thống do Grab mạnh về mảng công nghệ hơn. Thêm vào đó, taxi truyền thống lại tốn thêm tiền mua xe, xây dựng bến bãi... còn Grab thì không.
Taxi truyền thống 'hé lộ' lý do muốn đổi biển số sang màu vàng
Đại diện taxi truyền thống nói về việc muốn đổi biển số sang màu vàng đối với các phương tiện kinh doanh vận tải. |
Taxi truyền thống gặp khó vì cước phí
Không chỉ từ phía Grab, Vinasun cho rằng rủi ro còn đến từ pháp luật. Đơn cử là việc taxi truyền thống phải chịu sự quản lý của nhà nước.
"Ngoại trừ việc đăng ký kinh doanh vận tải hành khách thì các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ taxi phải gắn phù hiệu, hộp đèn, đồng hồ tính tiền cước...", Vinasun cho hay.
Công ty taxi truyền thống này cũng cho rằng "taxi công nghệ" đang có lợi thế về cước phí nhưng đó chỉ là lợi thế trong ngắn hạn.
Trong khi đó, yếu tố trên khó có thể duy trì dài hạn vì xung đột giữa việc giữ cước phí thấp với lợi ích tài xế hợp tác nhận được và sự bất ổn của cơ sở pháp lý.
Cũng về cước phí, Vinasun cho rằng vấn đề xăng dầu tăng giá làm tăng chi phí của doanh nghiệp; làm áp lực tăng cước phí hình thành.
"Tuy nhiên, việc điều chỉnh giá cước với taxi rất tốn kém vì xe phải nghỉ một buổi, đến cơ quan chức năng điều chỉnh đồng hồ, thay bảng thông báo giá dán trên xe...
Trong khi đó, các doanh nghiệp "taxi công nghệ" như Grab sẽ điều chỉnh cước phí nhanh hơn khiến taxi truyền thống dễ mất thị phần", Vinasun cho biết thêm.
Trong một cuộc tọa đàm mới đây về "taxi công nghệ", đại diện một số hãng taxi truyền thống cũng đã đề xuất Bộ GTVT linh hoạt giá cước để cạnh tranh. |
Mới đây, Sở GTVT Hà Nội đã chấp thuận cho Taxi Victory áp dụng giá cước linh hoạt với giá cước mở cửa là 20.000 đồng/2,5km (khoảng 8.500 đồng/km); giá cước trong khung giờ thấp điểm (8h30 tới 16h từ thứ Hai tới thứ Bảy) là 7.500 đồng/km. Các khung giờ còn lại (bao gồm Chủ nhật) sẽ giữ nguyên mức giá cho tới km 20 áp dụng giá cước 11.000 đồng/km; từ km 21 trở đi là 9.000 đồng/km; giá mở cửa là 20.000 đồng/1,8 km. |
Mới đề nghị thêm biển cấm Grab, taxi truyền thống lại xin gỡ
Taxi truyền thống vừa đề nghị xin gỡ bỏ toàn bộ biển cấm taxi ở Hà Nội trong khi vừa mới kiến nghị bổ sung ... |