Tết Nguyên Tiêu hay còn gọi là Rằm tháng Giêng là một trong những ngày Tết quan trọng trong văn hóa tâm linh của người Việt. Bởi đây là ngày rằm đầu tiên của năm mới và mâm cỗ cúng cũng được chuẩn bị trang trọng không kém mâm cỗ ngày Tết.
Ngày lễ này thường được tổ chức chính vào ngày rằm tháng Giêng Âm lịch (15/1), cụ thể hơn là diễn ra từ giữa đêm 14 (đêm trước trăng rằm), trọn ngày 15 (ngày rằm) cho đến nửa đêm 15 (đêm trăng rằm).
Tết Nguyên tiêu 2022 vào thứ Ba, ngày 15 tháng 2 năm 2022 Dương lịch.
Rằm tháng Giêng năm Nhâm Dần (ngày 15/1 âm lịch). Theo các chuyên gia phong thuỷ cho hay, theo phong tục, lễ cúng rằm tháng Giêng thường được tiến hành vào giờ Ngọ (tức là từ 11h đến 13h) hoặc giờ Tân Mùi (từ 13h đến 15h) ngày chính rằm (15/1 âm lịch) đây là giờ tốt nhất để cúng lễ.
Với những gia đình không theo đạo Phật, mâm cỗ cúng gia tiên ngày Tết Nguyên Tiêu thường là mâm lễ mặn, khá giống mâm cỗ ngày Tết. Mâm cỗ mặn thường có 4 bát, 6 đĩa.
- Bát canh măng
- Bát bóng bì
- Bát canh miến
- Bát canh mọc
- Đĩa thịt gà trống luộc (hoặc thịt lợn)
- Đĩa giò (hoặc chả)
- Đĩa nem
- Đĩa xào
- Đĩa dưa muối
- Đĩa xôi (hoặc bánh chưng)
Tổng cộng là tròn 10 món. Những món ăn trong mâm cỗ cúng cũng thể hiện những ước mong riêng của người Việt. Bánh chưng tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở của muôn loài, thịt lợn đã chế biến thuộc về âm, dưa hành rau củ thuộc về dương, âm dương hài hòa tượng trưng cho sự phát triển. Ngoài ra trong mâm cỗ còn có thể có thêm cơm tẻ là lương thực hàng ngày. Mâm cỗ có nếp có tẻ, có âm dương đầy đủ để sinh sôi nảy nở. Bát nước chấm đặt giữa mâm hình tròn tượng trưng cho trời đất vũ trụ, kết nối cổ kim.
Lễ cúng rằm tháng Giêng được xem là nét văn hóa tâm linh của người Việt, cho nên sự trang nghiêm, thành kính khi bày lễ thắp hương, khấn vái trong ngày này đặc biệt quan trọng. Dưới đây là một số lưu ý cần nhớ:
Không sử dụng hoa giả, trái cây giả
Không dùng đồ chay giả mặn
Không đốt nhiều vàng mã
Không dịch bát hương
Không cúng thủ lợn
Không dùng tiền giả, tiền bất chính