Tham khảo cách thiết kế góc học tập cho bé tại nhà đẹp và sáng tạo

Tạo ra một góc học tập riêng tại nhà không chỉ giúp bé hứng thú hơn với việc học mà còn có thể phát triển khả năng sáng tạo và tăng sự tập trung. Cùng tham khảo một số cách thiết kế góc học tập cho bé tại nhà trong bài viết sau.

5 bước thiết kế góc học tập cho bé tại nhà chi tiết nhất

Dưới đây là 5 bước để bạn có thể tạo ra một góc học tập tại nhà tiêu chuẩn và thúc đẩy tinh thần học hỏi của bé:

Bước 1: Lên kế hoạch thiết kế góc học tập dựa bén tính cách và nhu cầu của bé

Bước đầu tiên để thiết kế góc học tập cho bé tại nhà ấn tượng cho bé chính là lên kế hoạch trang trí. Bước này quyết định đến 50% sự thành công và hiệu quả của không gian học tập, bởi bạn cần phải hiểu con mình thích và bị thu hút bởi gì thì mới có thể tạo ra một không gian giáo dục phù hợp và khơi gợi hứng thú học tập cho bé.

Tham khảo cách thiết kế góc học tập cho bé tại nhà đẹp và sáng tạo - Ảnh 1.

Nguồn: Design Rulz

Để có thể làm được điều này, bạn cần xác định được nhu cầu của con qua những câu hỏi dưới đây:

- Bé có phải là một đứa bé hiếu động hay không? Bé hứng thú với sách hay thích vận động nhiều hơn? Bé có thích ngồi học trong thời gian dài không?

- Bé thích một không gian học tập yên tĩnh hay có mở nhạc hoặc ồn ào một chút?

- Bé thích màu gì? Những thứ bé cảm thấy thú vị và bị thu hút ở một không gian học tập là gì? Ví dụ như siêu anh hùng, động vật, các hành tinh trong vũ trụ,...

- Bé thích một không gian tách biệt với các phòng còn lại hay học tập ở không gian chung?

Bằng cách suy nghĩ về nhu cầu học tập của bé, gia đình bạn sẽ vừa cắt bỏ rất nhiều mục không cần thiết, vừa tạo ra một không gian giáo dục phù hợp cho bé.

Bước 2: Xác định không gian để tạo nên góc học tập cho bé

Sau khi có bảng danh sách những thứ bé thích và thấy hứng thú, tiếp theo, bạn cần bắt đầu lựa chọn một vị trí trong căn nhà phù hợp với tất cả điều kiện được liệt kê. Tùy vào điều kiện hiện có của mỗi gia đình và nhu cầu của bé để bạn chọn vị trí là không gian riêng hoặc chung. Gia đình hoàn toàn có thể chọn giữa việc dành riêng một góc phòng cho con bằng cách làm hẳn phòng học riêng hoặc một góc học tập linh hoạt ở trong không gian chung của căn nhà, chẳng hạn như bàn ăn trong phòng bếp hay bàn nhỏ trong phòng khách. Nếu không gian học tập của bé được tách riêng với những gian phòng còn lại, bạn sẽ dễ dàng trang trí cũng như sắp xếp đồ đạc hợp lý để tiện cho bé học tập. Còn đối với góc học tập linh hoạt, gia đình có thể tạo một chiếc hộp đựng đồ dùng học tập để bé có thể mang đến vị trí học mỗi ngày. 

Tham khảo cách thiết kế góc học tập cho bé tại nhà đẹp và sáng tạo - Ảnh 2.

Nguồn: Crate and Barrel

Đặc biệt, bạn nên ưu tiên lựa chọn những vị trí học tập gần cửa sổ hoặc có nhiều ánh sáng tự nhiên chiếu rọi. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, ánh sáng tự nhiên trong môi trường học tập giúp tăng hiệu suất, sức khỏe cũng như sự sáng tạo. Càng nhiều ánh sáng tự nhiên, môi trường sẽ càng có lợi cho việc học tập của bé.

Việc xác định góc học tập của bé nên dựa vào điều kiện của gia đình chứ không phải luôn luôn bắt buộc bạn phải có một phòng học riêng cho bé. Điều quan trọng là gia đình cần tạo ra một thói quen, cũng như thời gian cụ thể cho việc học của con và để bé thấy rằng bạn coi trọng và quan tâm đến bé. 

Bước 3: Sắp xếp lại nội thất để tạo ra không gian học tập thoải mái cho con

Sau khi chọn được một không gian học tập phù hợp cho bé, bạn nên bắt đầu tập trung vào việc loại bỏ các yếu tố gây xao nhãng, mất tập trung trong quá trình học tập của bé. Việc quá nhiều đồ chơi, sách và đồ dùng cá nhân có thể làm chật chội không gian học tập và tạo ra cảm giác hỗn loạn, bí bách cho bé. Vậy nên, bạn cần tạo một nơi học tập ngăn nắp và trật tự bằng cách sắp xếp lại những đồ vật quanh góc học tập, nhất là ở các không gian chung. Điều này sẽ giúp con bạn tập trung vào việc học hơn rất nhiều.

Tham khảo cách thiết kế góc học tập cho bé tại nhà đẹp và sáng tạo - Ảnh 3.

Nguồn: Container Store

Ngoài ra, việc tạo ra sự thoải mái cho bé khi ngồi trong góc học tập cũng quan trọng không kém. Hãy đảm bảo rằng khoảng cách giữa bàn với ghế của con là đủ tiêu chuẩn và ghế có tựa lưng chắc chắn để bé thoải mái khi ngồi học. Ngoài ra, bạn cũng có thể thêm một số nội thất khác như túi đậu, nệm hơi, chăn bông nhỏ,... để bé có thể giảm bớt căng thẳng khi ngồi học một thời gian dài.

Bước 4: Lắp đặt các thiết bị và ổ cắm điện an toàn 

Nhờ có sự phát triển của khoa học - kỹ thuật mà ngày nay, bé em ngoài đến lớp còn có thể học tập và tìm tòi kiến thức qua các thiết bị điện tử như máy tính, laptop, tivi hoặc điện thoại. Muốn các thiết bị này hoạt động tốt và tiện cho việc sạc pin, gia đình cần phải trang bị đủ các khe cắm, ổ cắm điện tại gần nơi học tập của bé.

Tham khảo cách thiết kế góc học tập cho bé tại nhà đẹp và sáng tạo - Ảnh 4.

Nguồn: Alejandra Lara

Tuy nhiên, các thiết bị này cũng như ổ điện luôn là một thứ khá nguy hiểm đối với bé nhỏ, nhất là các bé nhỏ tuổi. Vậy nên, các bậc phụ huynh khi thiết kế góc học tập cho bé cần chú ý tới vị trí ổ cắm và lắp đặt các thiết bị điện tử sao để giữ được khoảng cách an toàn với bé. 

Gia đình có thể mua sắm thêm các thiết bị giấu ổ điện, ổ cắm điện thông minh, nắp ổ điện,... để tăng tính an toàn cho bé. Vị trí của các ổ cắm nên là những góc khuất ở sau bàn hoặc tủ để bé khó có thể thấy được. 

Bước 5: Trang trí góc học tập cho bé thêm sinh động

Bạn đã có một kế hoạch cụ thể cũng như chọn được góc học tập và lắp đặt thiết bị điện an toàn. Việc cần làm bây giờ là khiến những điều bạn đã chuẩn bị thu hút bé bằng cách trang trí góc học tập sao thật ấn tượng.

Bạn có thể trang trí phòng theo sở thích của bé. Khi một không gian học tập được tùy chỉnh theo niềm đam mê và sở thích cụ thể của bé, con bạn sẽ cảm thấy như thể chúng có quyền sở hữu không gian đó và sẽ có nhiều khả năng tham gia và yêu thích góc học tập nhiều hơn. Bạn nên khuyến khích bọn bé tự trang trí không gian bằng những “tác phẩm nghệ thuật” mà bé tự vẽ, nặn, tô màu,... Ngoài ra, bạn cũng có thể sơn bàn học, tường phòng ngủ hoặc trang trí các màu sắc yêu thích của bé hoặc dán giấy dán tường có hình ảnh của các nhân vật hoạt hình yêu thích của bé.

Tham khảo cách thiết kế góc học tập cho bé tại nhà đẹp và sáng tạo - Ảnh 5.

Nguồn: Diytoddlers

Với những góc học tập nằm trong không gian chung, bạn có thể béo những bức tranh nhỏ, áp phích, ảnh gia đình và những thứ khác để tạo ra một nơi tích cực, khiến bé cảm thấy được truyền cảm hứng, an toàn và thoải mái. Ví dụ như bản đồ thế giới, áp phích động vật hoặc bất cứ thứ gì khác mà bé có thể thích học và nhìn thấy. Tuy nhiên, hãy đảm bảo giữ mọi thứ đơn giản và có mục đích và tránh béo quá nhiều thứ khiến bé phân tâm. 

Ngoài ra, màu sắc cũng là một yếu tố đáng quan tâm khi thiết kế góc học tập cho bé. Một số màu sắc nhất định có thể giúp truyền cảm hứng và động lực cho bé. Thực tế, bé nhỏ thích thú với những màu sắc tươi sáng, kích thích. Ví dụ, màu cam là một màu ấm áp, hấp dẫn có thể giúp nâng cao năng suất. Mặt khác, màu xanh lá cây, xanh dương,... những màu lạnh có thể có tác dụng làm dịu đi bầu không khí nóng bức và hỗ trợ sự tập trung của bé.

Tham khảo một số hình ảnh góc học tập cho bé đẹp, sáng tạo

Dưới đây là một số mẫu thiết kế góc học tập mà bạn có thể tham khảo để áp dụng cho bé yêu của mình:

Tham khảo cách thiết kế góc học tập cho bé tại nhà đẹp và sáng tạo - Ảnh 6.

Nguồn: Byrne Elizabeth

Tham khảo cách thiết kế góc học tập cho bé tại nhà đẹp và sáng tạo - Ảnh 7.

Nguồn: Katrine Chambers

Tham khảo cách thiết kế góc học tập cho bé tại nhà đẹp và sáng tạo - Ảnh 8.

Nguồn: Home Decor Ideas

Tham khảo cách thiết kế góc học tập cho bé tại nhà đẹp và sáng tạo - Ảnh 9.

Nguồn: Flickr

Tham khảo cách thiết kế góc học tập cho bé tại nhà đẹp và sáng tạo - Ảnh 10.

Nguồn: Helena

Tham khảo cách thiết kế góc học tập cho bé tại nhà đẹp và sáng tạo - Ảnh 11.

Nguồn: Ethel Navas

Tham khảo cách thiết kế góc học tập cho bé tại nhà đẹp và sáng tạo - Ảnh 12.

Nguồn: Keep Toddlers Busy

Tham khảo cách thiết kế góc học tập cho bé tại nhà đẹp và sáng tạo - Ảnh 13.

Nguồn: More Organised

Tham khảo cách thiết kế góc học tập cho bé tại nhà đẹp và sáng tạo - Ảnh 14.

Nguồn: Welliesandlemonade

Tham khảo cách thiết kế góc học tập cho bé tại nhà đẹp và sáng tạo - Ảnh 15.

Nguồn: Stijlapart

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.