Thành phố Trung Quốc 'thay da đổi thịt' chào đón G20

Dù vẫn còn một bộ phận không hoàn toàn hài lòng với công tác chuẩn bị cho Hội nghị G20, nhiều cư dân nói họ cảm thấy tự hào khi cảm nhận sự thay đổi mạnh mẽ đang len lỏi khắp nơi. 
 
thanh pho trung quoc thay da doi thit chao don g20 Mỹ - Trung sẽ bàn về Biển Đông bên lề G20
thanh pho trung quoc thay da doi thit chao don g20 Tổng thống Obama sắp thăm Trung Quốc giữa căng thẳng Biển Đông

Hội nghị nhóm 20 nền kinh tế lớn (G20) sẽ được tổ chức tại thành phố Hàng Châu, Trung Quốc, trong hai ngày 4-5/9. Kể từ khi được chọn đăng cai diễn đàn tài chính toàn cầu quan trọng nhất thế giới này lần đầu tiên, Trung Quốc đã đẩy mạnh công tác chuẩn bị từ cuối năm ngoái.

Trên tấm biểu ngữ màu đỏ trong khu dân cư ở thành phố Hàng Châu là khẩu hiệu kêu gọi người dân nhanh chóng diệt trừ ruồi, muỗi, gián và các loại gặm nhấm trước khi sự kiện diễn ra.

"Hãy đóng góp cho hội nghị bằng cách diệt sạch 4 loài gây hại này", dòng khẩu hiệu ghi rõ.

thanh pho trung quoc thay da doi thit chao don g20
Trung tâm Triển lãm Quốc tế và Olympic Hàng Châu, nơi tổ chức hội nghị G20. Ảnh: Xinhua

Để đảm bảo sự kiện được tổ chức thành công và ghi lại dấu ấn, chính quyền địa phương đã dốc sức và huy động mọi nguồn lực nhằm chỉnh trang toàn diện bộ mặt thành phố, từ trồng cây, đóng cửa nhà máy đến xây đường cao tốc mới và nhà cửa.

Sự thay đổi của thành phố là tin vui đối với người dân ở Mantoushan, một khu dân cư thu nhập thấp gần Trung tâm Hội chợ triển lãm Quốc tế, nơi lãnh đạo các nền kinh tế hàng đầu thế giới sẽ tụ họp trong những ngày tới. Trong những tháng gần đây, các tổ thi công đã mở đường, đào cống và xây các khu nhà ba tầng mới tinh cho khoảng 6.800 cư dân.

"Chính phủ đang chăm lo cho chúng tôi. Chúng tôi chưa bao giờ nghĩ có thể chứng kiến sự đổi thay này", cụ Chen Meixian, 84 tuổi, nói.

Cụ bà ở tuổi gần đất xa trời đang ngồi bên hiên một khu nhà được coi như món quà từ Hội nghị G20. Nhờ sự kiện quan trọng này, lần đầu tiên trong đời nhà cụ có nhà vệ sinh riêng và sạch sẽ.

"Trung Quốc ngày càng giàu có hơn. Cuộc sống của chúng tôi cũng đang khá hơn", cụ bà nói, đồng thời mô tả G20 là biểu tượng cho thấy sự phát triển của thành phố.

Người hàng xóm Wang Xiaohu cũng tán thành sự chuyển mình ngoạn mục. Với yêu cầu cắt giảm sản xuất tại các nhà máy, bầu trời Hàng Châu vốn phủ dày lớp khói ô nhiễm, nay bỗng trong xanh lạ thường.

"Bạn có thể nhìn thấy sao trên trời nữa đấy", Wang nói khi đang dọn dẹp con hẻm mới được trải nhựa.

thanh pho trung quoc thay da doi thit chao don g20
Cụ Chen Meixian, 84 tuổi, cho biết nhờ có G20, lần đầu tiên trong đời bà được ở nhà có phòng tắm. Ảnh: Guardian

Giới chức từ chối tiết lộ chi phí "thay da đổi thịt" Hàng Châu, nhưng tuyên bố các công trình cơ sở hạ tầng sẽ vĩnh viễn thay đổi thành phố 6 triệu dân này. Đây cũng được coi là cơ sở để thực hiện các giai đoạn phát triển tiếp theo trong tương lai.

Các cuộc họp chính của G20 sẽ được tổ chức tại trung tâm hội nghị có diện tích 850.000 m2, một trong những tòa nhà độc lập lớn nhất Trung Quốc. Nó được dựng ở bờ phía đông con sông Tiền Đường với chi phí xây dựng 8 tỷ nhân dân tệ.

Càng đến gần ngày khai mạc, hoạt động an ninh càng được tăng cường chặt chẽ hơn trên khắp thành phố.

Cảnh sát mặc sắc phục hiện diện khắp mọi nơi, xe cảnh sát trang bị camera cũng đã được chuẩn bị và lực lượng an ninh đang rà soát các nguy cơ tiềm ẩn. Tấm khẩu hiệu lớn "Một nước chủ nhà chu đáo, một G20 thành công" được treo trên đường cao tốc.

Ngoài cây xanh, đủ loại hoa đã sẵn sàng khoe sắc chào đón G20 trên khắp các ngõ phố, trạm dừng xe buýt và nút giao thông. Xung quanh Tây Hồ, nơi nhiều lãnh đạo G20 sẽ nghỉ ngơi sau các cuộc họp quan trọng, đèn lồng và bóng đèn chiếu sáng đã được lắp đặt.

Âm nhạc cũng được mang đến mọi ngõ ngách của Hàng Châu. Để chỉnh trang toàn diện, cơ quan tuyên truyền đã sáng tác ca khúc chủ đề cho Hội nghị G20 theo phong cách bossa nova. "Đây là quê hương chúng tôi, thiên đường trên mặt đất. Nơi tất cả chúng ta đến để thực hiện những giấc mơ và tô màu cho cuộc sống" là một phần lời trong bài hát.

Tuy nhiên theo Guardian, dù công tác chỉnh trang đô thị đã khiến thành phố "lột xác", không phải ai cũng hài lòng.

Zou Wei, một cư dân Hàng Châu, cho biết việc chính phủ chi mạnh tay tổ chức G20 như một "sự kiện vàng" không quá xa lạ với anh. Trước giờ khai mạc, nhà thờ địa phương buộc phải đóng cửa, trong khi lao động nhập cư cũng bị "cấm cửa".

"Điều này không có gì tốt với chúng tôi cả", Wu Yuhua, một chủ cửa hàng đang chuẩn bị rời thành phố cho đến khi kết thúc G20, than phiền.

Người đàn ông 42 tuổi đến từ tỉnh Giang Tây, cho biết doanh số bán hàng đã giảm mạnh sau khi các dự án xây dựng nhà máy thành phố phải ngưng hoạt động.

"Lao động nhập cư đều về nhà hết. Tất cả khách hàng của chúng tôi đều là người lạ. Không kinh doanh được gì nữa cả. Tốt hơn là đóng cửa", ông nói. Trên con đường đi từ cửa hàng ông Wu, một khu căn hộ đang xây dở dang cũng bị dán thông báo "đình chỉ dự án để chào mừng Hội nghị G20".

thanh pho trung quoc thay da doi thit chao don g20
Chính quyền Hàng Châu nâng cấp một loạt công trình cơ sở hạ tầng như xây dường, mở rộng hệ thống tàu điện ngầm trước khi G20 diễn ra. Ảnh: Xinhua

Tác động của G20 còn được cảm nhận cả Chiết Giang và nhiều hơn xa hơn. Tại thành phố Ninh Ba, cách Hàng Châu khoảng 150 km về phía đông, một doanh nhân cho biết máy bay trực thăng đang bay trên các nhà máy để xác nhận không có khói bụi và ô nhiễm không khí.

"Bầu trời sạch hơn. Nhưng cái giá cũng không rẻ, người họ Wang nói.

Người đi lại ở Hàng Châu, một trong những thành phố đông đúc nhất Trung Quốc, dường như lạc quan hơn. Giới chức đã yêu cầu hàng nghìn chiếc xe ra không ra đường, quyết định cho toàn bộ công chức nghỉ làm một tuần đồng thời chi 10 tỷ nhân dân tệ để hỗ trợ người dân tạm thời rời khỏi thành phố nhằm giảm ùn tắc giao thông trong thời gian diễn ra G20.

"Tôi cảm thấy khá hài lòng", Yu Luhong, một lái xe taxi nói khi đang di chuyển trên đường một cách thoải mái.

"Giao thông trước đây rất khủng khiếp. Nhưng giờ thì hãy nhìn xem", người đàn ông phóng 80 km/h thay vì 10 km/h như trước đây hồ hởi.

Nụ cười cũng nở trên môi người dân ở Mantoushan khi nói về Hội nghị G20 đầu tiên của Trung Quốc.

Zhen Yuanyang, hào hứng chia sẻ niềm tự hào khi chứng kiến sự phát triển của khu vực từng rất khó khăn. Theo mô tả của bà Zhen, nơi đây từng bẩn thỉu, nghèo khó và vô tổ chức, khác khẳn hơi môi trường mới mẻ hiện giờ.

Khi được hỏi về cảm nghĩ của người dân địa phương với G20, bà khẳng định: "Giống như bạn có khách đến nhà vậy. Dĩ nhiên là chúng tôi rất vui".

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.