Ngày 13/7, Ban Nội chính Trung ương tổ chức hội nghị sơ kết kết quả công tác 6 tháng đầu năm, phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2018.
Báo cáo về tình hình kết quả công tác nửa đầu năm 2018 của Ban Nội chính Trung ương nêu rõ việc Ban đã chủ động xây dựng, tích cực, khẩn trương tham mưu để triển khai các hiệu quả chương trình công tác trọng tâm của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN, Ban chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương, chuẩn bị tốt các phiên họp quan trọng của 2 Ban chỉ đạo này cũng như theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các kết luận của Trưởng Ban chỉ đạo.
Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc cho biết kế hoạch đề ra trong năm 2018 là hoàn thành xét xử sơ thẩm vụ án đường dây đánh bạc nghìn tỷ, vụ Út "trọc", vụ Vũ "nhôm"... |
Thực hiện nhiệm vụ cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo Trung ương về PCTN, Ban Nội chính Trung ương cũng tích cực, cụ thể, chủ động, quyết liệt hơn trong theo dõi, đôn đốc, chỉ đạo xử lý các vụ việc, vụ án thuộc diện Ban phải theo dõi (cả 3 cấp độ), góp phần đốc thúc để kết thúc điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm 21 vụ án;
Kết thúc xác minh, xử lý 21 vụ việc trong năm 2018. Ban cũng tham mưu quan điểm, chủ trương chỉ đạo xử lý 7 vụ án, vụ việc tham nhũng, kinh tế đặc biệt nghiêm trọng, dư luận đặc biệt quan tâm.
Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc điểm lại cụ thể các vụ việc như vụ án PVN góp vốn 800 tỷ vào Oceanbank, vụ án Phạm công Danh giai đoạn II, vụ án liên quan đến Vũ “nhôm”, Đinh Ngọc Hệ (Út “trọc”);
Vụ án đánh bạc, tổ chức đánh bạc xảy ra tại Phú Thọ và một số địa phương, vụ việc Mobifone mua 95% cổ phần của AVG…
Ban cũng đề xuất đưa 4 vụ án, vụ việc vào diện theo dõi chỉ đạo; tham mưu, chỉ đạo xét xử sơ thẩm 11 vụ án, xét xử phúc thẩm 9 vụ án đúng yêu cầu kết luận của Thường trực Ban chỉ đạo.
Nửa đầu năm, đánh giá chung của Trưởng Ban Nội chính là cơ quan đã đoàn kết, đổi mới tích cực lề lối làm việc, nâng cao hiệu quả công tác, xây dựng cơ quan đơn vị, hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Dù vậy, với khối lượng công việc nhiều; nhiều việc đột xuất, khó, phức tạp, nhạy cảm; lãnh đạo Ban còn thiếu; trách nhiệm, tâm huyết, kỹ năng, phương pháp làm việc, kinh nghiệm thực tiễn của một số cán bộ còn hạn chế nên cũng còn nhiều nhiệm vụ thực hiện chậm, chất lượng chưa cao, tính chủ động, nhạy bén trong một số trường hợp còn lúng túng…
Phát biểu kết luận hội nghị, nhấn mạnh những nhiệm vụ cho 6 tháng cuối năm, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc yêu cầu các cơ quan phải chuẩn bị nội dung, phục vụ tốt phiên họp thứ 14 của Ban chỉ đạo Trung ương về PCTN (dự kiến diễn ra cuối tháng 7).
Hoàn thiện 3 đề án trình Bộ Chính trị trong quý III, trong đó có đề án xây dựng cơ chế bảo vệ người dân phản án, tố giác tham nhũng và đề án xây dựng quy định người đứng đầu cấp ủy tiếp dân định kỳ hoặc đột xuất.
Nhiệm vụ quan trọng khác là sơ kết 5 năm hoạt động của Ban chỉ đạo Trung ương về PCTN, sơ kết 5 năm thực hiện nhiệm vụ về kiểm tra, giám sát việc thanh tra, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, xây dựng quy trình kiểm tra, giám sát việc thanh kiểm tra… các vụ án nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm.
Trưởng Ban Nội chính yêu cầu cụ thể các bộ phận bám sát để xử lý các khó khăn vướng mắc để kết thúc điều tra, truy tố, xét xử 21 vụ án, vụ việc, kết thúc xác minh xử lý 21 vụ việc khác trong năm 2018 theo kế hoạch.
Trọng tâm là hoàn thành xét xử sơ thẩm giai đoạn I các vụ án: vụ đường dây đánh bạc nghìn tỷ, vụ án Út “trọc”, Vũ “nhôm”, vụ án xảy ra tại ngân hàng TMCP Đông Á, các vụ án thuộc giai đoạn II vụ án Phạm Công Danh, Hà Văn Thắm, Dương Thanh Cường, Vũ Quốc Hảo và các vụ án, vụ việc xảy ra tại PVC, PVN.
Ông Trạc lưu ý, Ban Nội chính cần phối hợp với Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán nhà nước để theo dõi, đôn đốc việc thanh tra, kiểm toán làm rõ đúng, sai, xử lý nghiêm minh những tổ chức, cá nhân có sai phạm gây thất thoát, thua lỗ lớn, du luận quan tâm;
Thanh tra việc quản lý, sử dụng 2.200 tỷ PVN trả nợ cho Vinashin và số tiền 4.190 tỷ Chính phủ tạm ứng cho Vinashin tái cơ cấu; thanh tra các dự án có liên quan đến Út “trọc”.
Yêu cầu lãnh đạo Ban nêu ra là tăng cường, nâng cao hiệu quả việc hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát công tác nội chính, PCTN ở địa phương, các Bộ ngành trung ương, nhất là kịp thời nắm bắt các vấn đề nổi lên về an ninh trật tự, các vụ việc nghiêm trọng, phức tạp về tham nhũng, kinh tế, các vụ việc có biểu hiện oan, sai mà báo chí, dư luận xã hội quan tâm để tham mưu lãnh đạo Ban xử lý.
Út 'trọc' Đinh Ngọc Hệ là ai?
Út "trọc" là biệt danh của ông Đinh Ngọc Hệ, từng mang hàm thượng tá, là lãnh đạo Tổng công ty Thái Sơn (Bộ Quốc ... |
Sẽ đưa ra xét xử vụ 'Út trọc' trong một ngày gần đây
Thiếu tướng Nguyễn Văn Đức - cục trưởng Cục tuyên huấn Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam - trả lời như ... |
Không chỉ đại gia Khoa Keangnam, ‘Út trọc’ cũng từng được giao nghiên cứu một dự án tại Thủ Thiêm
Nhắc đến Thủ Thiêm, người ta sẽ nghĩ đến Đại Quang Minh dưới thời đại gia Khoa Keangnam nổi bật với Khu đô thị Sala. ... |