Thi tuyển chọn người chỉ làm cụ Từ một lần trong đời tại Đền Hùng

Một nét độc đáo trong lễ hội Đền Hùng đã được thực hiện trong 20 năm nay để tuyển chọn ra người chăm lo việc thờ cúng trang các đề ở Khu Di tích lịch sử Đền Hùng và mỗi người chỉ làm nhiệm vụ trong 1 năm đồng thời chỉ được làm 1 lần trong đời.
Thi tuyển chọn người chỉ làm cụ Từ một lần trong đời tại Đền Hùng - Ảnh 1.

Lễ tế Tổ Mẫu Âu Cơ theo nghi lễ truyền thống. (Ảnh: Quý Trung).

Nhiệm vụ chỉ làm 1 năm và 1 lần trong đời

Các cụ thủ từ ở các đền thờ của Việt Nam thường là người cao tuổi, đức cao vọng trọng nhất của làng, được nhân dân suy tôn, bầu chọn và có thể làm trong nhiều năm liền.

Tại các đền trong Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, các cụ thủ từ không chỉ được cộng đồng suy tôn, bầu chọn mà còn phải trải qua nhiều phần thi rất khắt khe do Ban Tổ chức đưa ra.

Đặt biệt, các cụ thủ từ chỉ vinh dự được làm một lần trong đời và thời gian cũng chỉ kéo dài một năm.

Gần 20 năm nay, tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, cuộc thi tuyển cụ Từ để chăm lo việc thờ cúng trong các đền trong khu di tích diễn ra hàng năm.

Việc thi tuyển này nhằm chọn ra người có đủ tài đức, sức khỏe tốt, lý lịch trong sạch; hiểu về lịch sử, nắm rõ các văn bản pháp quy liên quan đến Khu Di tích lịch sử Đền Hùng; nắm chắc quy hoạch, kiến trúc các đền chùa trong khu di tích, thực hành thành thạo các nghi lễ thờ cúng Hùng Vương…

Thi tuyển chọn người chỉ làm cụ Từ một lần trong đời tại Đền Hùng - Ảnh 2.

Để trở thành cụ Từ, các thí sinh thường phải thức khuya, dậy sớm, ôn tập trong nhiều tháng trời.

Hiện Khu di tích lịch sử Đền Hùng có 6 đền gồm: Đền Quốc tổ Lạc Long Quân, Đền Mẫu Âu Cơ, Đền Thượng, Đền Trung, Đền Hạ và Đền Giếng.

Nếu như Đền Quốc tổ Lạc Long Quân và Đền Mẫu Âu Cơ mới được xây dựng trong những năm gần đây, các đền còn lại đã có từ rất lâu đời.

Vì vậy, việc thi chọn các cụ thủ từ của Đền Thượng, Đền Trung, Đền Hạ và Đền Giếng được nhân dân hết sức coi trọng. Hai đền còn lại do Ban Quản lý Khu Di tích Đền Hùng phân công người quản lý.

Ông Phạm Quốc Khánh, Phó Giám đốc Khu Di tích lịch sử Đền Hùng cho biết: Việc thi tuyển cụ Từ được coi là một trong những việc quan trọng nhất trong năm.

Các cụ tham dự kỳ thi phải có tư chất đạo đức tốt, ngoại hình ưa nhìn, khỏe mạnh, không bị khuyết tật và đặc biệt là phải hiểu rõ về lịch sử Đền Hùng, thuộc lòng các bài văn khấn để quảng bá, giới thiệu cho du khách trong và ngoài nước hiểu về lịch sử, văn hóa mà các Vua Hùng để lại... Chính vì vậy, việc thi tuyển được thực hiện hết sức nghiêm túc.

Qui trình thi tuyển chặt chẽ

Việc tuyển chọn cụ Từ theo thông lệ phải trải qua 4 bước nghiêm ngặt, từ tuyển chọn, bình xét của người dân trong khu, Bí thư Chi bộ đến các ban, ngành, đoàn thể địa phương.

Thi tuyển chọn người chỉ làm cụ Từ một lần trong đời tại Đền Hùng - Ảnh 3.

Cổng chính Đền Hùng.

Các thí sinh là người dân sống ở các làng cổ dưới chân núi Nghĩa Lĩnh như làng Cả ở xã Hy Cương (thành phố Việt Trì), làng Vi, làng Trẹo ở thị trấn Hùng Sơn của huyện Lâm Thao.

Tiếp đến, UBND xã Hy Cương và thị trấn Hùng Sơn sẽ chuyển hồ sơ lên Công an tỉnh Phú Thọ để xác minh lý lịch của các thí sinh.

Theo quy chế thi tuyển, các thí sinh phải đạt được các tiêu chuẩn cơ bản như: Nam giới từ 60 tuổi trở lên, gia đình văn hóa, con cháu đủ đầy (có đủ trai, gái), gia đình trong năm không có tang, chấp hành tốt quy định của địa phương.

Đặc biệt, trong nhiều năm liền, gia đình người thi tuyển không có ai vi phạm pháp luật. Sau khi Công an tỉnh Phú Thọ điều tra xác minh lý lịch và gửi kết quả về Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, những người tham gia thi tuyển qua vòng sơ loại sẽ bước vào vòng thi tiếp theo.

Khoảng đầu tháng 10, Ban Tổ chức sẽ cung cấp tư liệu cho các thí sinh tự học. Do yêu cầu nghiêm ngặt, các cụ tham gia dự thi sẽ phải thức khuya, dậy sớm, ôn tập trong khoảng gần hai tháng.

Nội dung ôn thi xoay quanh các văn bản pháp quy của Nhà nước và tỉnh Phú Thọ về Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, các quy tắc bảo tồn Khu Di tích, lịch sử kiến trúc các đền chùa trong Khu Di tích, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.

Các cụ còn phải nắm được nội dung của các bức hoành phi, câu đối, bài vị, những bài cúng tại các đền trong Khu di tích lịch sử Đền Hùng...

Cuộc thi tuyển cụ Từ thường diễn ra vào giữa tháng 12 hàng năm; được tổ chức bài bản với sự giám sát của hội đồng thi, có camera giám sát và lực lượng Công an bảo vệ. Buổi sáng, các thí sinh sẽ thi phần lý thuyết chung theo các chuyên đề.

Buổi chiều, các cụ sẽ thi thực hành tín ngưỡng. Ở phần này, các thí sinh tham gia bốc thăm, đề thi rơi vào đền nào, thí sinh thực hiện bài cúng lễ của đền đó.

Tổng hợp hai phần thi để lấy điểm trung bình, người đạt điểm cao nhất sẽ được chọn làm thủ từ, người cao điểm thứ hai sẽ được chọn làm cụ phụ từ.

Các cụ Từ và phụ Từ được chọn sẽ đảm nhiệm công việc tròn một năm, khóa Từ bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc vào ngày 31/12.

Được lựa chọn là niềm tự hào của dòng tộc

Năm nay, ông Đào Kim Muôn, 64 tuổi, ở làng Cả, khu 4 xã Hy Cương được chọn làm cụ Từ Đền Thượng.

Ông phấn khởi chia sẻ: "Được lựa chọn làm cụ Từ trông nom, hương khói Đền Thượng trên núi Nghĩa Lĩnh không chỉ là vinh dự của cá nhân tôi mà còn là niềm tự hào của gia đình, dòng tộc, xóm làng.

Dòng họ tôi cũng đã có nhiều người được chọn làm cụ Từ, tôi càng thấy mình càng phải tiếp tục học hỏi, phấn đấu hơn nữa để làm thật tốt công việc này".

Thi tuyển chọn người chỉ làm cụ Từ một lần trong đời tại Đền Hùng - Ảnh 4.

Mặt chính đền Thượng.

Từ khi được chọn, với trách nhiệm của mình, cứ 6h hàng ngày, cụ Từ Đào Kim Muôn và các cụ Từ khác có mặt ở các đền mà mình được phân công, tiến hành thay mới trầu cau, nước, dầu đèn, vệ sinh ban thờ sạch sẽ rồi mới lên hương, thỉnh chuông.

Nếu ngày nào gia đình cụ thủ từ có việc mà không lên được, các cụ từ sẽ thông báo cho Ban Quản lý Khu Di tích, đồng thời người thực hiện các công việc sẽ là cụ phụ từ.

Đặc biệt trong dịp Giỗ tổ Hùng Vương này, cả cụ Từ và cụ phụ từ đều có mặt sớm hơn thường lệ để thực hiện công việc của mình.

"Ngoài việc nhang khói trông coi Đền Thượng, chúng tôi cố gắng tìm hiểu về lịch sử cũng như các câu chuyện liên quan đến Đền Hùng, các sự tích, huyền tích, những dấu ấn văn hóa, lịch sử thời Hùng Vương dựng nước để hướng dẫn, giải đáp thông tin cho du khách đến thăm Khu Di tích.

Cùng với đó, tôi còn thường xuyên phối hợp với cán bộ Khu Di tích hướng dẫn đồng bào thực hành tín ngưỡng đúng quy định như cách sắp lễ, hành lễ, các thủ tục thực hành tín ngưỡng thờ cúng Vua Hùng, đồng thời nhắc nhở bà con không tham gia hầu đồng, bói toán hoặc các hành vi mê tín dị đoan khác tại cửa đền", cụ Từ Đào Kim Muôn chia sẻ.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.