Thí điểm 'taxi công nghệ': Vinasun tiếp tục 'phàn nàn' với Bộ GTVT

Liên quan đến thí điểm "taxi công nghệ", Vinasun tiếp tục cho rằng Bộ GTVT bảo vệ mô hình xe hợp đồng điện tử, gạt bỏ ý kiến Hiệp hội, chuyên gia...
thi diem taxi cong nghe vinasun tiep tuc to bo gtvt
Xe taxi của Vinasun từng dán đề can phản đối Grab (Ảnh: Người lao động).

Bộ GTVT vẫn "bảo vệ mô hình xe hợp đồng điện tử"?

Như chúng tôi đã đưa tin, Bộ GTVT đã có trả lời về kiến nghị của Công ty CP Ánh Dương Việt Nam (Vinasun) về thí điểm "taxi công nghệ" theo Quyết định 24 và Nghị định thay thế Nghị định 86 về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải.

Tuy nhiên, phía Vinasun cho rằng văn bản trả lời của Bộ GTVT rất dài nhưng "vẫn giữ những đánh giá, nhận định chủ quan, vo tròn các con số và chung chung các vấn đề".

Đáng chú ý là Vinasun cũng cho rằng trong văn bản trả lời nêu trên, Bộ GTVT đã "gạt bỏ các ý kiến của các Hiệp hội, các doanh nghiệp, các bộ ngành và các chuyên gia, chưa đánh giá khách quan, đầy đủ, chính xác, có cơ sở khoa học, thực tiễn và có kiểm tra một cách đầy đủ.

"Nội dung Văn bản số 7827/BGTVT-VT (văn bản trả lời Vinasun -PV) vẫn tập trung vào bảo vệ mô hình xe hợp đồng điện tử", Vinasun cho hay.

Hợp đồng điện tử không phải mô hình kinh doanh?

Phía Vinasun cũng nhận định, Bộ GTVT "không đảm bảo cơ sở thực tiễn, khoa học và khách quan, cố tình bảo vệ và đánh giá sai lệch về Đề án thí điểm mô hình xe hợp đồng điện tử và Công ty TNHH Grab Taxi theo Quyết định số 24/QĐ- BGTVT".

Cụ thể, Vinasun lấy ví dụ về việc TP HCM đối diện với tăng trưởng nóng của ngành vận tải khi quỹ đất dành cho giao thông rất thấp.

Mặc dù vốn ngân sách dành giải quyết ùn tắc giao thông tăng cao nhưng tình hình vẫn không được cải thiện thậm chí còn nghiêm trọng.

"Nguyên nhân chính là các phương tiện tham gia giao thông tăng quá nhanh trong khi diện tích mở rộng đường và đường làm mới tăng chậm", Vinasun cho biết.

Theo Vinasun, năm 2010, TP HCM có văn bản yêu cầu các đơn vị kinh doanh taxi trên địa bàn không được tăng số lượng phương tiện, chỉ được thay thế xe cũ. Vào thời điểm này, xe hợp đồng chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ.

"Tuy nhiên, sau khi Bộ GTVT ban hành Quyết định 24, số lượng xe đăng ký kinh doanh theo hình thức xe hợp đồng đã tăng đột biến từ 177 xe (thời điểm năm 2014) lên hơn 34.562 xe (cuối năm 2017), đẩy số lượng phương tiện tham gia thị trường vận tải bằng ô tô dưới 9 chỗ tại TP HCM lên tới hơn 44.167 xe vào thời điểm cuối năm 2017", Vinasun cho hay.

thi diem taxi cong nghe vinasun tiep tuc to bo gtvt Vinasun: Thí điểm 'taxi công nghệ' có cần kéo dài?
thi diem taxi cong nghe vinasun tiep tuc to bo gtvt Vinasun: 'Taxi truyền thống nguy cơ phá sản, đối tác Grab cũng lao đao'
thi diem taxi cong nghe vinasun tiep tuc to bo gtvt 'Cuộc chiến taxi': Thuế của Grab bằng 1/130 của Vinasun?

Cũng theo đơn vị này, năm 2016 số lượng xe Grab tăng lên 12.151 xe; Tháng 10/2017 tăng lên 17.080 xe; Tháng 12/2017 tăng lên 18.801 xe và đến tháng 3/2018 số lượng xe Grab tăng 34.880 xe.

"Hợp đồng điện tử là khái niệm vận tải taxi bị đánh tráo. Bản chất Grab là đơn vị kinh doanh vận tải hành khách, cần định danh dịch vụ vận tải Grab là dịch vụ vận tải taxi.

Cách lý giải số lượng xe tăng do nhu cầu tăng và lý giải thí điểm thì không cần khống chế số lượng không có cơ sở khoa học thực tiễn", Vinasun nói.

Phía công ty này cũng cho rằng khi sử dụng dịch vụ Grab, người tiêu dùng không thể tìm ra được nội dung hợp đồng vận tải nào được ký kết cho mỗi chuyến đi.

"Câu hỏi ai ký với ai? Nội dung hợp đồng như thế nào? Hợp đồng lưu ở đâu?... cũng không thể tìm ra?

Không chỉ người dùng, cả hai hãng Uber, Grab tại các hội nghị và sau các hội nghị đều không đưa ra được hợp đồng vận tải nào được ký kết cho mọi người xem.

Hợp đồng điện tử chỉ là phương thức giao kết chứ không phải mô hình kinh doanh và không đúng quy định về xe hợp đồng", Vinasun thông tin.

Đơn vị này cũng thông tin rằng với số lượng xe tăng trưởng nhanh chóng và khuyến mãi trung bình 2,3 tỉ đồng/ngày của Grab cho thấy mục tiêu "lũng đoạn thị trường, lách luật, tiêu diệt doanh nghiệp Việt Nam, chèn ép người lao động... rất rõ ràng".

Theo Vinasun, Công ty GrabTaxi Holdings Pte Ltd được thành lập bởi ông Anthony Tan và bà Tan Hooi Ling tại Malaysia tháng 6/2012.

Năm 2014, GrabTaxi Holdings Pte Ltd chuyển trụ sở sang Singapore. Tại Việt Nam, Grabtaxi hiện diện thông qua Công ty TNHH Grabtaxi vào tháng 2/2014.

GrabTaxi Holdings là mô hình công ty thu hút đầu tư, chịu lỗ để làm thị trường, nhận rất nhiều nguồn tài chính từ Didi Chuxing Trung Quốc, Softbank Nhật Bản...

thi diem taxi cong nghe vinasun tiep tuc to bo gtvt Taxi truyền thống 'thua' vì Grab điều chỉnh cước phí nhanh

Vinasun cho rằng việc taxi công nghệ như Grab điều chỉnh cước phí nhanh hơn khiến taxi truyền thống dễ mất thị phần.

thi diem taxi cong nghe vinasun tiep tuc to bo gtvt Tại sao Bộ GTVT muốn quy định màu biển số xe?

Trong Dự thảo tờ trình, Bộ GTVT cho biết đơn vị này đang xem xét việc quy định màu biển số xe để phân biệt ...

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.