Trong buổi họp báo báo cáo về kì thi THPT quốc gia 2018 được tổ chức vào chiều ngày 27/6, ông Sái Công Hồng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng - Bộ GD&ĐT đã giải đáp những thắc mắc về việc ra đề thi THPT quốc gia 2018 quá khó, khiến nhiều thí sinh bật khóc vì không làm được bài.
Thí sinh sau giờ thi toán tại điểm thi Chu Văn An, Hà Nội (Ảnh: Nguyễn Khánh - Tuổi trẻ) |
Đề thi để chỉ nghiêng về mục đích xét tuyển đại học?
Tại cuộc họp, một phóng viên đặt câu hỏi: “Đề thi THPT quốc gia 2018 có độ phân hóa tốt nhưng độ khó rất cao. Nhiều ý kiến cho rằng đề thi môn Toán khiến cho giáo sư Toán học cũng không thể giải ra được đáp án trong thời gian 90 phút. Phải chăng đề thi năm nay nghiêng về mục đích để xét tuyển đại học hơn là tốt nghiệp?”
Trả lời về vấn đề này, ông Sái Công Hồng cho biết: “Độ khó của đề thi của tất cả các môn cần được dựa trên nội dung, cấu trúc và yêu cầu đối với từng môn thi khác nhau”.
Đối với đề thi THPT quốc gia năm 2018, hội đồng ra đề thi đã đảm bảo tuân thủ nội dung kiến thức của tất cả các môn thi đều nằm trong chương trình lớp 11 và 12. Trong đó chủ yếu là chương trình lớp 12 với tỉ lệ là 80-85% và lớp 11 là 15-20%. Nội dung câu hỏi nằm hoàn toàn trong chương trình phổ thông, không vượt quá chương trình học.
Cấu trúc đề thi được giữ nguyên so với năm 2017, với 60% câu hỏi kiến thức cơ bản và 40% câu hỏi kiến thức nâng cao đều trong chương trình lớp 11 và 12.
Với đề thi tự luận hay trắc nghiệm khách quan, các câu hỏi đều được phân theo 4 cấp độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao. Riêng đối với bài thi trắc nghiệm, nhóm những câu hỏi dễ được bố trí ở phần trên của đề, lần lượt khó dần đến cuối đề thi để đảm bảo giúp các em làm tuần tự từ dễ đến khó.
Ông Sái Công Hồng trả lời báo chí trong buổi họp báo về kì thi THPT quốc gia 2018 chiều ngày 27/6. |
Thêm nội dung lớp 11 nên đề thi cảm giác khó hơn
Giải đáp cho thắc mắc: "Đề thi năm 2018 khó hơn rất nhiều so với năm 2017 và đề minh họa năm 2018", ông Sái Công Hồng cho biết: “So với năm 2017, độ khó của đề thi năm 2018 tăng lên là điều hiển nhiên vì nội dung kiến thức đề thi thêm chương trình lớp 11. Tuy nhiên, các em học sinh cũng đã được thông báo sớm về điều này”.
Năm 2017, Bộ GD&ĐT công bố 3 đề thi: gồm đề minh họa, đề thử nghiệm và đề tham khảo. Do đó, học sinh sẽ được luyện tập nhiều hơn, quen hơn với đề thi. Năm 2018, Bộ chỉ công bố duy nhất 1 đề thi tham khảo.
“Chúng tôi xin nhấn mạnh rằng đề tham khảo năm 2018 không phải đề thi mẫu, mà chỉ có tính chất tham khảo về mặt cấu trúc để chuẩn bị cho đề thi chính thức”, ông Hồng khẳng định.
Phản biện về câu trả lời: “Thêm nội dung chương trình lớp 11 khiến thí sinh có cảm giác đề khó hơn”, nhiều phóng viên đặt vấn đề: “Năm 2018 thêm chương trình lớp 11 khiến thí sinh cảm thấy khó hơn, vậy năm 2019 bổ sung kiến thức lớp 10 thì đè sẽ khó hay dễ? Điều này có phù hợp với 1 kì thi phục vụ 2 mục đích xét tốt nghiệp và xét tuyển đại học không?”
Theo ông Hồng, việc tổ chức một kì thi phục vụ hai mục đích là điều phù hợp với xu thế phát triển giáo dục của thế giới hiện nay. Ông cũng không giải đáp cho thắc mắc về độ khó hơn hay dễ hơn của đề thi THPT năm 2019.
Họp báo kì thi THPT quốc gia 2018: Bộ Giáo dục nói về nội dung đề và cách chấm điểm toàn bài thi
Chiều ngày 27/6, Bộ GD&ĐT Hà Nội đã tổ chức họp báo để báo cáo kết quả của việc tổ chức kì thi THPT quốc ... |
Thí sinh tự tin đạt 6-7 điểm môn Vật lý kì thi THPT quốc gia 2018
Sáng nay, hơn 340.000 thí sinh trên khắp cả nước đã hoàn thành bài thi Khoa học tự nhiên trong kì thi THPT quốc gia ... |
Mẹ nhắn con thi THPT quốc gia 2018: 'Nếu không làm bài tốt thì mẹ vẫn luôn tin con, hãy cố gắng lên!'
Lời chúc của chị Phạm Thị Lan Hương (Thái Thịnh, Hà Nội) gửi đến con gái Lê Ngọc Linh Chi tham dự kì thi THPT ... |