Những vụ bê bối ‘chấn động’ nền giáo dục hiện đại Việt Nam

Vụ việc hơn 100 thí sinh tại Hà Giang được “thổi phồng” điểm thi gấp nhiều lần so với thực tế đã gây “rúng động” cả nước. Tuy nhiên, trước vụ việc này, nền giáo dục Việt Nam cũng đã có nhiều vụ bê bối nghiêm trọng khác.
 

“Thổi phồng” điểm thi của hàng trăm thí sinh tại Hà Giang (2018)

Trước nghi vấn điểm thi THPT quốc gia 2018 của các thí sinh tại Hà Giang đứng top đầu cả nước, xếp hạng trên Hà Nội, TPHCM và các tỉnh vốn có truyền thống hiếu học như: Thanh Hoá, Nghệ An, Nam Định… Bộ GD&ĐT đã tiến hành chấm thẩm định lại các bài thi có nhiều nghi vấn.

nhung be boi gian lan thi cu chan dong nen giao duc hien dai viet nam
Ảnh minh hoạ: Zing

Kết quả điều tra cho thấy, có 114 thí sinh với hơn 330 bài thi được nâng điểm bài thi từ 1 đến 9 điểm so với điểm chấm thẩm định.

Trong đó có 102 bài thi môn Toán được nâng từ điểm 1,0 lên 9,0. Không ít thí sinh có tổng điểm chênh lên hơn 20 điểm so với điểm chấm thẩm định. Cá biệt có những thí sinh có tổng điểm được làm tăng lên đến 26,8 điểm, thậm chí 29,95 điểm so với điểm chấm thẩm định.

Đây được coi là vụ bê bối đặc biệt nghiêm trọng sau vụ việc gian lận thi cử tại trường THPT Đồi Ngô (Bắc Giang)

Thí sinh thản nhiên giật bài, làm bài tập thể trong phòng thi (2013)

Trong kì thi tốt nghiệp THPT năm 2013, công chúng một lần nữa “rúng động” khi trên mạng xã hội xuất hiện clip quay lại cảnh nhiều thí sinh thản nhiên giật bài, làm bài tập thể bất chấp sự có mặt của giám thị tại phòng thi số 35, hội đồng thi THPT Quang Trung (quận Hà Đông, Hà Nội).

Trong khi đó, giám thị lại làm ngơ và bỏ ra ngoài hành lang nói chuyện với giám thị biên. Sự việc diễn ra ở cả hai môn Toán và Ngoại ngữ ngày 4/6/2013.

Sau khi tiến hành điều tra vụ việc, Sở GD&ĐT Hà Nội cảnh cáo các giám thị trong phòng thi số 35, khiển trách Chủ tịch hội đồng, thanh tra viên được phân công phụ trách và các giám thị ở ngoài. Bên cạnh đó, lãnh đạo hội đồng gồm phó Chủ tịch và thư ký, các thành viên của Tổ thanh tra cũng bị phê bình.

Giám thị ném đáp án vào phòng thi cho thí sinh (2012)

Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2012, tại trường THPT Đồi Ngô (Bắc Giang), một học sinh đã dùng bút bi có chức năng quay hình ghi lại hình ảnh giám thị ném bài thi môn Toán và Ngoại ngữ vào phòng thi.

nhung be boi gian lan thi cu chan dong nen giao duc hien dai viet nam
Clip quay lại cảnh gian lận trong phòng thi tại hội đồng thi trường THPT Đồi Ngô (Bắc Giang). Ảnh: Người lao động

Đáp án còn được giải sẵn và cho phép tuồn vào phòng thi, thí sinh chỉ việc thoải mái trao đổi, chép "phao"...

Sau đó, lãnh đạo Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo tỉnh Bắc Giang nhanh chóng xử lý. Sau 2 tháng tiến hành thanh tra, kiểm tra, Sở GD&ĐT Bắc Giang đã quyết định kỷ luật 42 cán bộ, giáo viên, nhân viên liên quan vụ việc này.

Đánh giá về mức độ nghiêm trọng của vụ việc, GS Ngô Bảo Châu cho biết, sự kiện ở trường THPT dân lập Đồi Ngô chưa từng có tiền lệ trong lịch sử loài người. Thí sinh quay phim giám thị vi phạm quy chế thi là chuyện chưa từng có. Đây là chuyện rất đáng buồn và là chuông cảnh tỉnh sự tha hóa của hệ thống giáo dục Việt Nam.

Thư ký hội đồng thi in sao, giải đề Vật lý cho thí sinh (2007)

Chiều ngày 30/5/2007, sau khi thí sinh bắt đầu làm bài thi môn Vật lý khoảng 20 phút, ông Trần Hoài Nam và ông Dương Hoàng Anh là hai thanh tra ủy quyền của Bộ GD&ĐT được phân công làm nhiệm vụ giám sát tại Hội đồng thi Trung tâm GDTX huyện Lương Tài (Bắc Ninh) đã bắt quả tang Thư ký hội đồng thi Nguyễn Thành Bắc đang in sao, giải đề Vật lý do 2 thí sinh tuồn từ phòng thi.

Khi bị phát hiện, đề và lời giải chưa kịp chuyển đến tay thí sinh. Toàn bộ khu vực đã bị phong tỏa. Thanh tra Sở và Bộ GD&ĐT đã đình chỉ nhiệm vụ của ông Nguyễn Thành Bắc, đình chỉ thi 2 học sinh trên. Ông Đỗ Đức Trị, Chủ tịch Hội đồng thi này cũng bị đình chỉ nhiệm vụ do để đề lọt ra ngoài.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bành Tiến Long đã tặng bằng khen và phần thưởng cho hai thanh tra có công phát hiện và tố cáo gian lận thi cử tại Lương Tài, Bắc Ninh.

Giám thị “ăn” tiền, bỏ ngơ cho thí sinh dùng tài liệu (2006)

Ngành giáo dục Việt Nam tiếp tục xôn xao vì sự việc năm 2006, Đỗ Việt Khoa (một trong những giám thị tham dự coi thi tốt nghiệp tại THPT Phú Xuyên A, Hà Nội) tố cáo hàng loạt sai phạm tại hội đồng thi này.

nhung be boi gian lan thi cu chan dong nen giao duc hien dai viet nam
Thầy giáo Đỗ Việt Khoa. Ảnh: internet

Trong những clip do thầy giáo Đỗ Việt Khoa cung cấp tố cáo các giám thị bỏ vị trí, nhân viên phục vụ vào tận phòng thi phát bài giải cho thí sinh, giám thị nhận 700 nghìn đồng/người để làm ngơ cho học sinh sử dụng tài liệu.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bành Tiến Long khi đó đã cử một đoàn thanh tra đột xuất của Bộ GD&ĐT xuống THPT Phú Xuyên A và chứng kiến cảnh phao vứt ào ào qua cửa phòng thi.

Sau khi đăng clip tố cao này, thầy giáo Đỗ Việt Khoa đã bị đe doạ. Bộ GD đã yêu cầu UBND thành phố có biện nhằm bảo vệ tính mạng của giáo viên này. Đồng thời chấm thẩm định lại các bài thi. Bên cạnh đó, một loạt biện pháp kỹ thuật được áp dụng để xử lý và chấn chỉnh như chấm thi trắc nghiệm, chấm thanh tra.

Sau việc này, hàng loạt người liên quan đã bị đình chỉ nhiệm vụ.

Phao thi ném vào tự do như chợ

Sự việc ở hội đồng thi THPT Phú Xuyên A chưa kịp lắng thì ngày 29/8/2006, dư luận tiếp tục bàng hoàng khi 4 clip quay lại cảnh lộn xộn trong kì thi tốt nghiệp THPT tại Hội đồng Nam Đàn 2 (Nghệ An) xuất hiện trên mạng xã hội.

Tác giả của 4 clip tố cáo sai phạm này là Lê Đình Hoàng, giáo viên môn Địa lý trường THPT bán công Thanh Chương (Nghệ An)

Trong 4 đoạn clip với tiêu đề "Trong phòng thi", "Ném bài", "Môn Địa" và "Môn ngoại ngữ" ghi lại khá nét cảnh phòng thi nhốn nháo như họp chợ. Học sinh ngồi túm tụm, đi lại lộn xộn, cười nói, bàn tán râm ran hoặc thậm chí còn ngồi lên bàn, quay lưng về phía bục giảng chép bài. Thí sinh ngồi dồn xuống cuối lớp để tiện chép bài khiến nhiều dãy bàn bị bỏ trống.

Trong khi đó, một số giám thị bỏ ra ngoài ngồi tán gẫu, còn số khác thì tiếp tay, đưa bài từ bên ngoài vào cho học sinh chép. Ngoài hành lang, người tham gia ném bài đi lại tự do. Họ bám lấy cửa sổ phòng thi, ném bài cho hết phòng này đến phòng khác.

Ban đầu, do lo sợ bị trả thù, thầy Hoàng đã chờ đến tận 3 tháng sau khi kỳ thi tốt nghiệp diễn ra mới đưa những đoạn clip này lên diễn đàn với nickname "Edu 2" và không công khai tên tuổi thật. Tuy nhiên sau đó, thầy đã "lộ diện" để có thể phối hợp điều tra với các cơ quan chức năng.

Ngày 27/9/2006, Đoàn Thanh tra Sở GD&ĐT Nghệ An đã làm việc và đưa ra kết luận về sự việc "loạn thi" tốt nghiệp ở Hội đồng thi Trường THPT Nam Đàn 2 (Nghệ An), đồng thời thầy giáo Lê Đình Hoàng đã được UBNH tỉnh Nghệ An trao tặng bằng khen vì hành động dũng cảm này.

nhung be boi gian lan thi cu chan dong nen giao duc hien dai viet nam Đoàn công tác của Bộ GD&ĐT đã họp 8 tiếng tại Lạng Sơn để tìm lý do điểm thi bất thường

10h sáng ngày 19/7, đoàn công tác của Bộ GD-ĐT đã đến Lạng Sơn để làm rõ kết quả thi THPT Quốc gia 2018, sau ...

nhung be boi gian lan thi cu chan dong nen giao duc hien dai viet nam Khởi tố hình sự vụ điểm thi cao bất thường ở Hà Giang

Liên quan đến vụ gian lận điểm thi tại tỉnh Hà Giang, mới đây, cổng thông tin điện tử Bộ Công an vừa có thông ...

nhung be boi gian lan thi cu chan dong nen giao duc hien dai viet nam Tổ công tác của Bộ GD-ĐT đã đến Sơn La xác minh nghi vấn điểm thi

Tổ công tác do Cục trưởng Cục khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục làm trưởng đoàn xác minh nghi vấn điểm thi ...

nhung be boi gian lan thi cu chan dong nen giao duc hien dai viet nam Giám đốc Sở Giáo dục Sơn La lên tiếng về hiện tượng điểm thi cao bất thường

Mới đây, trả lời VietNamNet ông Hoàng Tiến Đức, Giám đốc sở GD ĐT tỉnh Sơn La khẳng định: Toàn bộ quy trình tổ chức ...

chọn
Toàn cảnh vị trí dự kiến xây cầu vượt sông Luộc nối Hải Dương - Thái Bình
Một cầu vượt sông Luộc dự kiến được xây dựng kết nối huyện Thanh Miện, Hải Dương và huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình.