Hiện tại, Bộ GD&ĐT vẫn chưa chốt phương án chính thức cho kỳ tuyển sinh ĐH,CĐ năm 2018. Tuy nhiên, một số trường đã công bố phương án tuyển sinh năm 2018 của riêng mình để các em thí sinh tham khảo. Đặc biệt, nhiều trường đã mở thêm các ngành học mới để đáp ứng nhu cầu của người học trong giai đoạn hiện nay.
Thí sinh dự thi THPT quốc gia năm 2017. Ảnh minh họa: Nhật Cường. |
Trong đó có thể kể tới: Trường Đại học Công nghiệp thực phẩm TP HCM, dự kiến tuyển 3.500 chỉ tiêu bậc đại học và 500 chỉ tiêu bậc cao đẳng. Năm nay, trường này mở một ngành mới là Khoa học chế biến món ăn.
Trường Đại học Sài Gòn cũng mở thêm chuyên ngành sư phạm Tiếng Anh tiểu học (bậc đại học), Trường Đại học Công nghệ TP HCM mở thêm 2 ngành mới gồm: Ngôn ngữ Hàn Quốc và Việt Nam học.
Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TP HCM có thêm 6 ngành mới, bao gồm: Thiết kế đồ họa, Kiến trúc, Quản lý xây dựng, Năng lượng tái tạo, Quản trị nhà hàng và Dịch vụ ăn uống, Sư phạm công nghệ.
Trong năm 2018, Đại học Huế tuyển sinh thêm 3 ngành mới, bao gồm ngành Quản trị khách sạn, ngành Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống của Khoa Du lịch, ngành Kinh tế xây dựng tại Phân hiệu Đại học Huế tại Quảng Trị.
Bên cạnh đó, nhà trường cũng đang hoàn thiện hồ sơ mở mới 1 số ngành tại trường Đại học Kinh tế, Trường Đại học Nông Lâm. Nhà trường sẽ thông báo bổ sung trước khi thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển vào Đại học Huế năm 2018.
Còn tại Trường Đại học Mở TP HCM đã vừa mở chương trình đào tạo trực tuyến với 9 ngành: Kế toán, Kinh doanh Quốc tế, Quản trị nhân lực, Quản trị kinh doanh, Kiểm toán, Ngôn ngữ Anh, Tài chính - Ngân hàng, Luật học và Luật Kinh tế.
Sau khi hoàn thành các chương trình đào tạo này, người học sẽ được nhận bằng Cử nhân theo hình thức đào tạo từ xa, được Bộ GD&ĐT công nhận. Dự kiến trong năm 2018, Trường Đại học Mở TP HCM sẽ tuyển 1.000 chỉ tiêu học theo chương trình đào tạo trực tuyến.
Theo danh mục giáo dục, đào tạo cấp 4 trình độ đại học, bao gồm 23 lĩnh vực được Bộ GD&ĐT ban hành chính thức có hiệu lực từ năm 2018 sẽ có thêm 105 ngành mới so với danh mục năm 2010.
Cụ thể, theo danh mục vừa ban hành sẽ có 366 ngành đào tạo, các ngành mới mở tập trung chủ yếu ở các lĩnh vực: An ninh quốc phòng, khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên, khoa học xã hội và hành vi.
Năm 2018, những ngành mới, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chính thức có tên trong danh mục này. Ở khối ngành du lịch, nhiều ngành học lần đầu có mã ngành riêng như Du lịch, An toàn thông tin, Tổ chức và quản lý y tế, Bảo tồn di sản kiến trúc đô thị, Quản lý đô thị và công trình…
Ngành đào tạo giáo viên cũng có thêm các ngành đào tạo sư phạm tiếng dân tộc như tiếng Khmer, Jrai, X’đăng... bên cạnh các ngành sư phạm ngoại ngữ truyền thống khác. Từ năm 2018, các trường sư phạm còn có thêm ngành sư phạm khoa học tự nhiên. Khối ngành ngôn ngữ cũng có nhiều ngành mới xuất hiện như ngôn ngữ Ả Rập, ngôn ngữ Chăm, ngôn ngữ Khmer…
Tác giả đề xuất bỏ 'Chí Phèo' khỏi SGK góp ý về Dự thảo chương trình GDPT mới
NCS Nguyễn Sóng Hiền, người đưa ra đề xuất bỏ tác phẩm 'Chí Phèo' khỏi SGK đã đưa ra những ý kiến, lập luận về ... |