Thiên Ngọc Minh Uy và hồi kết cho 'chiếc vòi bạch tuộc' suốt gần 20 năm

Ngày 24/4, Bộ Công thương đã chính thức rút giấy phép kinh doanh của Công ty đa cấp Thiên Ngọc Minh Uy sau 17 năm hoạt động với hàng loạt sai phạm.

Công ty Thiên Ngọc Minh Uy được thành lập vào ngày 30/6/2000, có trụ sở tại Hà Nội, chi nhánh tại TP.HCM và Đà Nẵng. Doanh nghiệp đa cấp này có vốn điều lệ 20 tỷ đồng do 3 thành viên nữ góp vốn, người đại diện theo pháp luật với chức danh Giám đốc công ty là một phụ nữ sinh năm 1984.

Theo như quảng cáo, sau 17 năm hoạt động, Thiên Ngọc Minh Uy đã có 600 cơ sở, đại lý tại nhiều tỉnh thành trong cả nước với hàng ngàn thành viên.

Doanh nghiệp đa cấp này thường tung ra những lời hứa hẹn hấp dẫn để "mê hoặc" khát vọng làm giàu của không ít người: chỉ cần bỏ ra 1 số tiền (khoảng 7 triệu đồng) để mua 1 sản phẩm của công ty, người mua sẽ được cấp mã số tham gia các chương trình thành chuyên viên kinh doanh của công ty. Một năm sau, khách hàng sẽ nhận được 1 khoản hoa hồng, được "thăng cấp", và sẽ có trong tay cả tỷ đồng chỉ trong vài năm theo hình thức lũy tiến.

Rõ ràng không cần phải làm gì, từ 1 số tiền nhỏ ban đầu như các tư vấn viên tư vấn, thì ngay cả nông dân cũng trở thành tỷ phú, một kế hoạch tích lũy tài chính được mời gọi là "thông minh, an toàn" và nhanh nhất trong những cách làm giàu hiện nay.

thien ngoc minh uy va hoi ket cho chiec voi bach tuoc suot gan 20 nam
Công ty Đa cấp Thiên Ngọc Minh Uy

Cũng chính vì những lợi nhuận khủng khó cưỡng được Thiên Ngọc Minh Uy vẽ ra đã khiến không ít người mờ mắt tin tưởng. Không cần biết chất lượng sản phẩm ra sao, nhiều người vẫn ôm cả bọc tiền lớn tích cóp cả đời để tham gia và mơ về một ngày "chỉ cần ngồi nhà" cũng kiếm được hàng trăm triệu thậm chí hàng tỷ đồng mỗi tháng.

Thực tế, khi đã tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp, nhiều người biết bị lừa nhưng tiếc số tiền đã bỏ ra không thể thu hồi về đành chấp nhận lôi kéo thêm nhiều người khác tham gia để hưởng hoa hồng và ăn chia lợi nhuận.

Cứ như vậy, người tham gia trước sẽ lừa người đến sau bằng những reo rắc về ảo tưởng làm giàu, nhưng thực tế chỉ là làm giàu cho Thiên Ngọc Minh Uy, còn người mua hàng có chăng, thứ có trong tay chỉ là sản phẩm trót mua nhưng chưa biết sẽ được dùng để làm gì?

Điều bất ngờ là, dù báo chí và dư luận nhiều lần phản ánh về những chiêu trò có tính lừa đảo của "vòi bạch tuộc" Thiên Ngọc Minh Uy, thì ngày 14/4/2016, Bộ Công Thương lại có báo cáo về việc kiểm tra bán hàng đa cấp tại doanh nghiệp này là... không vi phạm pháp luật trong hoạt động kinh doanh đa cấp.

Cụ thể, báo cáo trong 2 năm 2014 - 2015, Thiên Ngọc Minh Uy đã thu 3.448 tỷ đồng tiền mặt từ những người tham gia. Tổng doanh thu được ghi nhận là 3.593 tỷ đồng, trong đó năm 2014 là 1.105 tỷ, năm 2015 tăng mạnh lên 2.488 tỷ đồng.

Công ty Thiên Ngọc Minh Uy cũng chi 1.586 tỷ đồng trả hoa hồng cho các thành viên tham gia bán hàng đa cấp trong 2 năm qua. Tỷ lệ chi hoa hồng trong năm 2015 là gần 39,9%, trong khi giới hạn với tỷ lệ này là 40%. Trong 2 năm 2014 - 2015, công ty nộp ngân sách hơn 418 tỷ đồng.

thien ngoc minh uy va hoi ket cho chiec voi bach tuoc suot gan 20 nam Rút giấy phép công ty đa cấp Thiên Ngọc Minh Uy

Theo kết luận của Đoàn kiểm tra được báo Kinh tế Đô thị đăng tải thì: “Công ty đã thực hiện quy định của pháp luật về kinh doanh đa cấp. Tuy nhiên, Thiên Ngọc Minh Uy còn một số điểm cần phải khắc phục như sau:

Thông báo kịp thời tới các sở công thương khi có thay đổi thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp; thực hiện đào tạo cơ bản cho toàn bộ người tham gia theo chương trình đào tạo cơ bản đã đăng ký và cấp thẻ thành viên cho người tham gia; cần ghi nhận đầy đủ thông tin của người tham gia trong hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp”.

Một năm sau đó, ngày 21/3/2016, cũng chính Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 1052/QĐ-BCT về việc thành lập Đoàn kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bán hàng đa cấp tại 7 doanh nghiệp bán hàng đa cấp trong đó có Thiên Ngọc Minh Uy.

Sau gần 1 năm thanh tra, giữa tháng 1/2017, Bộ Công thương đã phát hiện hàng loạt vi phạm và có dấu hiệu vi phạm tại Thiên Ngọc Minh Uy như:

Một số sản phẩm thực phẩm chức năng tại kho của công ty có nhãn gốc chưa đúng với nhãn gốc đã đăng ký với Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), có dấu hiệu vi phạm quy định về ghi nhãn sản phẩm và lưu thông hàng hóa chưa đủ điều kiện trên thị trường.

Một số cơ sở tại địa phương đã thực hiện không đúng nghĩa vụ hoàn lại tiền khi mua lại hàng hóa từ nhà phân phối; cung cấp thêm dịch vụ chăm sóc sức khỏe, mặc dù không thu phí nhưng cũng không phù hợp với đối tượng kinh doanh bán hàng đa cấp.

Ngoài ra, công ty đã thực hiện nhiều chương trình khuyến mại dưới dạng tặng tiền mặt cho các nhà phân phối theo phương thức đa cấp, mà nhà phân phối có thể được vượt quá giá trị của đơn hàng đó.

Gần đây nhất, ngày 19/4, Cục Quản lý cạnh tranh cũng niêm yết danh sách 23 chi nhánh đang hoạt động của Thiên Ngọc Minh Uy trên cả nước. Theo ông Trịnh Anh Tuấn, Phó cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công Thương cho biết trên Zing, số lượng chi nhánh hoạt động của Thiên Ngọc Minh Uy đã có dấu hiệu giảm so với thời gian trước đây.

Theo thông tin của Tiền Phong, cùng với việc đưa ra những kết luận về hoạt động các công ty đa cấp bị thanh tra, trong đó có Thiên Ngọc Minh Uy, Bộ Công Thương đã chia sẻ mọi thông tin về hoạt động và các sai phạm của các doanh nghiệp đa cấp với đại diện của Cục Cảnh sát kinh tế (C46), Bộ Công an.

Theo đó, C46 sẽ đánh giá tính chất của từng vụ việc, từng hành vi. Việc có xem xét xử lý hình sự hay không là do C46 quyết định. Với những trường hợp vi phạm nghiêm trọng, có dấu hiệu hình sự, cơ quan công an sẽ vào cuộc xử lý.

Trước đó, theo Cục Quản lý cạnh tranh, năm 2016, Thiên Ngọc Minh Uy là doanh nghiệp đa cấp bị xử phạt nhiều nhất do có hành vi vi phạm pháp luật với mức phạt 1,5 tỷ đồng, sau đó là Công ty Cổ phần Liên Minh Tiêu Dùng Việt Nam, Công ty Cổ phần Everrichs…

thien ngoc minh uy va hoi ket cho chiec voi bach tuoc suot gan 20 nam Kết luận thanh tra công ty đa cấp Amway, Thiên Ngọc Minh Uy

Bộ Công Thương vừa ra kết luận kiểm tra đối với hai công ty đa cấp gồm Amway Việt Nam và Thiên Ngọc Minh Uy.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.