Thiếu tướng Thiệp và chuyên án Năm Cam

Đảm nhận vị trí Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát (phía Nam), Thiếu tướng Thiệp đã chỉ đạo trinh sát của mình điều tra và ký quyết định bắt giữ Năm Cam..

Năm 2001, Năm Cam bị bắt trong một chuyên án lịch sử của Bộ Công an. Tuy nhiên, trước đó hơn 6 năm, ông trùm này đã từng bị chính Thiếu tướng Thiệp bắt giữ với quyết tâm xử lý triệt để tên tội phạm nguy hiểm này. Tuy nhiên, vì nhiều lý do nên đúng vào khi chuyên án vào giai đoạn quan trọng Thiếu tướng Thiệp nhận quyết định nghỉ hưu…

Chân tướng trùm giang hồ

Sau khi chuyển từ Công an TPHCM lên Bộ Công an (phía Nam), đến năm 1995, Thiếu tướng Trinh Thanh Thiệp đảm trách vị trí Phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát. Vốn là một người nắm bắt rất rõ hoạt động tội phạm, có kinh nghiệm trong việc nhận diện những tên sừng sỏ, trước khi lên Bộ, Thiếu tướng Thiệp đã nắm được thông tin về Năm Cam.

Đến khi ông là Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát thì việc điều tra Năm Cam và đồng bọn bắt đầu được khởi động lại. Ông bí mật giao cho một nhóm trinh sát thu thập tài liệu về Năm Cam nhưng vì tên trùm giang hồ này có quá nhiều chân tay, thậm chí là có cả tay trọng trong các cơ quan nhà nước nên việc thu thập thông tin gặp rất nhiều khó khăn…

thieu tuong thiep va chuyen an nam cam
Thiếu tướng Trịnh Thanh Thiệp

Khi mà Thiếu tướng Thiếp đang tính toán những dự định, kế hoạch để làm sao điều tra Năm Cam và đồng bọn thì lúc này lực lượng tình báo của Bộ Quốc Phòng đã có một báo cáo rất chi tiết về những hoạt động của Năm Cam và đồng bọn.

Bản báo cáo của Bộ Quốc Phòng được chuyển đến tận tay cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Có một điều lạ là vào thời điểm đó, lực lượng tình báo quốc phòng thì có bản báo cáo rất chi tiết về tội trạng của Năm Cam nhưng Công an TPHCM thì lại không có những thông tin đó…

Sau khi nghiên cứu toàn bộ bản báo cáo, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã giao cho Bộ trưởng Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) điều tra triệt phá tổ chức tội phạm do Năm Cam cầm đầu. Lúc này, Bộ trưởng Bộ Nội vụ là đồng chí Bùi Thiện Ngộ đã lập tức giao cho Văn phòng Bộ tại TPHCM tiến hành thực hiện nhiệm vụ.

Đích thân Bộ trưởng Ngộ đã giao nhiệm vụ cho Thiếu tướng Trịnh Thanh Thiệp và căn dặn rất cẩn thận về việc phải thu thập đầy đủ chứng cứ về tội trạng của Năm Cam vào đồng bọn để xử lý chúng trước pháp luật.

Nhận trọng trách do Bộ trưởng phó, thuận lợi là đã được chỉ huy cao nhất của nghành “bật đèn xanh” nhưng vẫn còn ở đó những tay chân do Năm Cam cài căm. Suy nghĩ tất cả mọi yếu tố, Thiếu tướng Thiệp vẫn thong báo về chỉ đạo của Bộ trưởng với Đồng chí Trần Văn Tạo, Phó giám đốc Công an TPHCM để cùng vào cuộc thực hiện…

Năm 1995, Thiếu tướng Thiệp đã trực tiếp ký quyết định bắt giữ Năm Cam để điều tra về hành vi tổ chức đánh bạc và gây rối trật tự công cộng. Thực chất, Năm Cam còn nhiều tội danh khác nhưng do hai tội danh trên đã quá rõ nên lấy đó là căn cứ để bắt tạm giam sau đó sẽ tiếp tục làm rõ những hành vi khác…

Sau này, khi tâm sự lại về việc ra quyết định này, Thiếu tướng Thiệp cho biết, khi ông đặt bút ký vào lệnh bắt giữ Năm Cam thì cũng là lúc ông chuẩn bị tâm lý cho một cuộc đối đầu rất cam go ở phía trước…

Bản lĩnh của một vị tướng

Mọi người đều vô cùng bất ngờ với những việc chỉ đạo xử lý sau này của Thiếu tướng Thiệp. Ngay sau khi thi hành lệnh bắt giữ Năm Cam, lực lượng điều tra đã lập tức di lý đối tượng ra Hà Nội để tạm giữ. Đây là một việc gần như chưa có tiền lệ vì trại tạm giam của Bộ cũng có ở TPHCM nhưng đối với Năm Cam lại là một trường hợp khác.

Yếu tố bất ngờ đã khiến cho Năm Cam và những toan tính của ông trùm này không thể thực hiện được, những người bên ngoài có muốn “chạy án” cũng rất khó và đặc biệt việc đưa ra Hà Nội sẽ đảm bảo việc không thể thông cung để chống đối lại lực lượng điều tra.

thieu tuong thiep va chuyen an nam cam
Trum giang hồ Năm Cam sau khi bị bắt giữ

Với hai tội danh đã rõ ràng, hồ sơ của Năm Cam sau đã được chuyển cho Cục Cảnh sát hình sự tiến hành hoàn thiện để xử lý. Tuy nhiên, sau khi có kết luận điều tra thì lại không được phê chuẩn mà thời hạn tạm giam thì sắp hết.

Tình thế lúc này bỗng chốc thay đổi gây khó cho Thiếu tướng Thiệp cũng như là những người điều tra. Thời gian tạm giam sắp hết, Năm Cam sắp được trả tự do vì không thể gia hạn được lệnh tạm giữ hình sự.

Quyết không để tên tội phạm nguy hiểm được thả, Thiếu tướng Thiệp đã làm công văn đề nghị Uỷ ban Nhân dân TPHCM lập hồ sơ đưaNawm Cam đi tập trung cải tạo. Theo tính toán thì với thời gian này, Thiếu tướng Thiệp sẽ đủ để vạch trần bộ mặt của Năm Cam và đồng bọn. Tuy nhiên, cũng chính lúc này thì ông nhận quyết định nghỉ hưu.

Thiếu tướng nhận quyết định nghỉ hưu vào cái lúc mà ông cảm thấy công việc của mình vẫn còn rất dang dở nhưng lệnh đã ban phải chấp hành. Ông bàn giao toàn bộ hồ sơ, và chuẩn bị rất đầy đủ về hồ sơ vụ Năm Cam.

Khi nghỉ hưu, Thiếu tướng Thiệp luôn mang một hy vọng lớn lao rằng, người đảm trách vị trí của mình sau này sẽ có thể thực hiện tiếp để làm sao tiêu diệt băng nhóm của Năm Cam. Năm 1998, Năm Cam được trả tự do, ngay sau đó tên trùm này lại tổ chức đàn em hoạt động manh động hơn trước. Tuy nhiên, đến cuối năm 2001 thì Năm Cam và toàn bộ băng nhóm đã bị tiêu diệt.

Trở về cuộc sống thường nhật, vui vầy điền viên với gia đình nhưng khi mà Năm Cam chưa bị bắt, Thiếu tướng Thiệp luôn mang một nỗi ưu tư trong suy nghĩ. Và rồi khi mà tên trùm giang hồ khét tiếng tra tay vào còng số 8 vào ngày 13/12/2001, Thiếu tướng Thiệp mới thật sự cảm thấy nhẹ nhõm, ông đã yên tâm để sống một những ngày bình yên bên gia đình…

Còn tiếp

chọn
Cận cảnh đường ven sông Cầu Ngà với cây cầu 600 m đang thành hình ở quận Nam Từ Liêm
Sau hơn hai năm thi công, một số đoạn đường ven sông Cầu Ngà đang thành hình ở quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội. Trong đó, nổi bật là cây cầu có chiều dài khoảng 600 m.