Các cuộc thi trên Internet đã trở thành công cụ hỗ trợ giảng dạy cực kỳ hữu ích cho các thầy cô giáo, tạo ra phong trào học tập cho các em, vừa khuyến khích các em học tập chủ động, đồng thời nâng cao kỹ năng sử dụng máy tính và Internet. Thậm chí, một số vị phụ huynh còn góp ý, nên mở thêm nhiều môn thi với hình thức thi online nữa.
Với những trường ở các tỉnh thành nhỏ, vùng sâu vùng xa, việc tiếp cận với máy tính vẫn còn là điều khó khăn, tổ chức một kỳ thi cũng tốn kém không ít chi phí. Có thể thấy, việc ứng dụng CNTT đã giúp hàng triệu học sinh được tiếp cận kiến thức với chi phí hợp lý hơn so với giảng dạy trực tiếp hay tổ chức thi truyền thống.
Các cuộc thi kiến thức qua mạng đưa đến cho các học sinh cơ hội được làm quen nhanh chóng với công nghệ, phục vụ cho học tập và nghiên cứu khoa học (Ảnh minh họa). |
Trong công văn chỉ đạo của Bộ GD&ĐT gửi đến các Sở, Phòng GD&ĐT địa phương hồi cuối tháng 5 vừa qua, Bộ này cũng nêu rõ: “hình thức tổ chức cuộc thi phải đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, giáo viên và học sinh tham gia một cách tự nguyện, miễn phí, khuyến khích hình thức thi trực tuyến để có thể thu hút đông đảo giáo viên và học sinh tham gia”.
Về việc này, TS. Lê Thống Nhất, người được coi là “cha đẻ” của cả 2 cuộc thi ViOlympic và IOE cho rằng: Các cuộc thi như ViOlympic hay IOE đã được phát triển nhiều năm. Phương thức tổ chức thi đã thường xuyên được bổ sung, điều chỉnh, nội dung thi cũng do Bộ GD&ĐT chỉ đạo và kiểm duyệt. Vậy sẽ ưu tiên cho cuộc thi nào nếu dừng các cuộc thi này mà trong khi lại vẫn “khuyến khích hình thức thi trực tuyến”.
Không chỉ giới hạn ở nhà trường, phụ huynh và các em học sinh, những cuộc thi như ViOlympic hay IOE còn phát huy được lợi thế trong phong trào đổi mới đang diễn ra rộng khắp toàn ngành giáo dục hiện nay. Đặc biệt trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang bùng nổ trên toàn thế giới, trong đó Toán học và các môn khoa học cơ bản chính là chìa khóa để giải quyết nhiều bài toán cho cuộc cách mạng này. Với lợi thế lớn về truyền thống học toán nhiều năm qua, Việt Nam cần phải đầu tư mạnh mẽ hơn nữa, giúp nhiều bạn trẻ nhanh chóng tiếp cận máy tính, Internet để sẵn sàng năng lực hội nhập toàn cầu.
Ông Hải Bằng, một thầy giáo tại Bến Tre, khẳng định: “Đừng để những sự ép buộc của một bộ phận chạy theo thành tích mà bỏ đi những tài năng của đất nước. Kiến thức có bao giờ là thừa với học sinh đâu. Nhất là trong thời buổi cách mạng công nghiệp 4.0. Thi tốt nghiệp 12 thì toán thi trắc nghiệm, thì ViOlympic cần phải phát huy hơn nữa. Nếu bỏ cuộc thi này thì năm sau chắc ko còn những tài năng đạt những huy chương vàng Olympic quốc tế đâu!”.
Dừng thi giải Toán, Tiếng Anh trên mạng từ năm học 2017 -2018 Lãnh đạo Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD&ĐT) cho biết, bắt đầu từ năm học 2017 - 2018, Bộ sẽ cho dừng các cuộc ... |