Thu cả chục nghìn tỷ, Quỹ bảo trì đường bộ tù mù chuyện chi?

Với số tiền thu được hàng năm lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng, nhưng việc thu chi Quỹ bảo trì đường bộ hiện tù mù và chưa phát huy hiệu quả.​
thu ca chuc nghin ty quy bao tri duong bo tu mu chuyen chi

Công nhân vá đường theo kiểu thủ công. Ảnh Bộ GTVT.

Quỹ Bảo trì đường bộ (BTĐB) hiện là quỹ lớn nhất do người dân đóng góp, Nhà nước quản lý. Nhưng thông tin hoạt động của quỹ mờ mịt, không công khai và chưa thấy phát huy hiệu quả.

Năm 2016, Tổng nguồn thu của Quỹ Bảo trì đường bộ Trung ương là hơn 10.265 tỷ đồng; bao gồm, nguồn thu từ chủ ô tô thu thông qua đăng kiểm 6.200 tỷ đồng, ngân sách Nhà nước cấp bổ sung 3.500 tỷ đồng và nguồn chưa sử dụng năm 2015 gần 500 tỷ đồng.

Năm 2017, nguồn thu cũng khả quan khi báo cáo quý I của Văn phòng Quỹ Bảo trì Trung ương cho thấy, tính đến hết ngày 31/3/2017, chủ phương tiện nộp phí đạt hơn 1.634 tỷ đồng/6.150 tỷ đồng kế hoạch, đạt hơn 120% so với cùng kỳ năm trước.

Tiền to vẫn cắt cỏ bằng liềm, đường xuống cấp

Nếu như trước năm 2010, nguồn ngân sách chi cho bảo trì đường bộ toàn quốc ở mức dưới 3.000 nghìn tỷ đồng/năm (Bộ GTVT lúc đó cho biết, chỉ đáp ứng được 50-60% nhu cầu vốn), thì đến nay, nguồn vốn cho công tác này thông qua Quỹ BTĐB (hình thành từ 1/6/2012) tăng nhiều lần.

Dù nguồn thu tăng mạnh, nhưng nhiều tuyến đường tồn đọng rác thải thường xuyên, cỏ mọc nhiều, vạch sơn đường, cột mốc không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn…Tình trạng công nhân quét đường bằng chổi, cắt cỏ bằng tay, vá đường bằng xô chậu, cuốc xẻng thủ công…vẫn như trước đây.

thu ca chuc nghin ty quy bao tri duong bo tu mu chuyen chi

Bảo trì đường bộ. Ảnh Bộ GTVT.

Đặc biệt, nhiều tuyến đường quốc lộ dùng nguồn Quỹ bảo trì đường bộ để tu sửa, đảm bảo giao thông hiện đang xuống cấp nghiêm trọng.

Điển hình là tuyến QL8A, tuyến huyết mạch nối từ thị xã Hồng Lĩnh qua Đức Thọ, Hương Sơn lên cửa khẩu Cầu Treo (Hà Tĩnh). Tuyến đường từng được bầu chọn là con đường đẹp nhất Việt Nam lúc mới hoàn thiện, hiện đang bị xuống cấp nghiêm trọng, nhiều đoạn bị bong tróc, xuất hiện các “ổ gà”, “ổ voi”, người dân kêu trời.

Đoạn QL8A qua Dốc Dừa (thôn Kim Thành, xã Sơn Tây, huyện Hương Sơn) trở thành cực hình đối người tham gia giao thông và nhiều hộ dân địa phương.

thu ca chuc nghin ty quy bao tri duong bo tu mu chuyen chi

Mặt đường QL8A biến thành ao. Ảnh: Minh Lý

Có mặt tại đây, chúng tôi ghi nhận, mặt đường bị cày xới, bong tróc nham nhở với đá cục, đá hòn nằm ngổn ngang và vô số “ổ gà”, “ổ trâu”.

Tương tự, tại đoạn đường qua xã Sơn Diệm, Sơn Bằng, Sơn Trung, thị trấn Phố Châu…(huyện Hương Sơn) trên tuyến QL này, nhựa đường bong tróc, mặt đường nhiều chỗ bị sụt lún thành những vệt sâu, có chỗ sâu 15 cm, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

Anh Nguyễn Huy Hoàng, người thường tham gia giao thông trên tuyến đường này cho biết: Trước đây, con đường 8A (đường quốc tế Việt-Lào) là niềm tự hào, kiêu hãnh của người dân Hương Sơn, thì nay là nỗi khổ, nỗi ám ảnh của hàng ngàn người dân.

Theo phản ánh của người dân, những ngày mưa thì mặt đường lầy lội, trời nắng thì bụi mịt mù. “Mặt đường chỗ này xuống cấp, có nhiều “ổ gà”, “ổ voi” sâu hoắm. Mỗi khi trời mưa, nhất là vào ban đêm, nhiều người không biết để tránh nên thường bị ngã xe. Ít nhất có 3 người đi xe máy qua đây tự gây tai nạn, phải nhập viện cấp cứu. Vào ngày trời nắng, xe chạy khiến bụi bay mù mịt, bám đầy từ ngoài ngõ vào tận trong nhà”, một người dân sống cạnh tuyến QL này nói.

Còn chị Nguyễn Thị Thủy, xã Sơn Diệm bức xúc: “Đoạn đường này, hễ mưa xuống là lầy lội, còn nắng lên thì bụi bay mù mịt, cây cối trong vườn trở thành màu vàng úa; mọi sinh hoạt đều bị đảo lộn”.

Thừa nhận còn bất cập

Ông Lê Hồng Điệp, Vụ trưởng Vụ Quản lý BTĐB (Tổng cục Đường bộ) thừa nhận có tình trạng thi công bằng biện pháp thủ công, chất lượng không đồng đều trong công tác bảo dưỡng, sửa chữa đường bộ.

Theo ông Điệp, nguyên do các gói thầu thiết kế chưa đủ lớn, thời gian ngắn (hiện là 3 năm) nên các nhà thầu chưa yên tâm đầu tư máy móc công nghệ để cơ giới hóa.

thu ca chuc nghin ty quy bao tri duong bo tu mu chuyen chi

Quốc lộ 8A qua huyện Hương Sơn đang bị xuống cấp nghiêm trọng.

Ngoài ra, ông Điệp cho hay, tình trạng thủ công trong bảo trì bảo dưỡng, một số đơn vị chưa thực hiện đúng các công việc yêu cầu có phần do chủ trương cắt giảm định mức bảo dưỡng xuống 25 triệu đồng/km/năm (hơn 2 triệu đồng/km/tháng) được áp dụng các năm qua.

Ông Điệp cho biết, mới đây, Bộ GTVT đã đồng ý tăng định mức lên 50 triệu đồng/km/năm. Định mức này dù vẫn chưa đạt so với định mức hiện hành nhưng sẽ tạo động lực để các đơn vị tham gia đấu thầu, đầu tư máy móc công nghệ.

Ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Đường bộ cho hay, tới đây, khi hết thời gian của hợp đồng bảo trì đã ký (cuối năm 2017), Tổng cục Đường bộ sẽ thiết kế các gói bảo dưỡng trên các chặng dài, thời gian dự kiến kéo dài 5 năm để tạo điều kiện cho các nhà thầu đầu tư máy móc, công nghệ hiện đại.

“Chúng tôi sẽ ra đầu bài cho các nhà thầu dùng công nghệ hiện đại, chất lượng tốt hơn nhưng giá thành sẽ bằng hoặc thấp hơn các biện pháp bảo trì truyền thống”, ông Huyện nói.

Tù mù thu chi?

Hiện nay, việc thu phí bảo trì đường bộ được thu liên tục. Tuy nhiên, khó ai biết những đồng tiền này được chi ra sao. Chánh Văn phòng Quỹ BTĐB Trung ương Lê Hoàng Minh cho biết, đối với các tuyến quốc lộ (do Tổng cục Đường bộ thực hiện hoặc ủy thác cho các sở GTVT bảo trì), hầu hết đã được tiến hành đấu thầu.

Chỉ có một số tuyến ngắn mới nhận bàn giao sau năm 2014 (thời điểm tập trung đấu thầu) được giao cho các đơn vị thực hiện bảo trì gần tuyến đó đảm nhận.

Với đường cấp tỉnh cấp huyện, Quỹ Bảo trì Trung ương hướng dẫn cho các địa phương tiến hành đấu thầu. “Tuy nhiên, do các công ty BTĐB của các địa phương vẫn thuộc UBND hoặc Sở GTVT quản lý, chưa cổ phần hóa nên các đơn vị này được đặt hàng bảo trì, chưa đấu thầu trên diện rộng” – ông Minh nói.

Ông Minh cho hay, các thành viên Hội đồng Quỹ BTĐB trung ương cũng đồng tình với quan điểm thiết kế các gói thầu quy mô lớn, kéo dài thời gian để đưa cơ giới hóa vào công tác bảo trì.

Một trong những tồn tại trong hoạt động quỹ BTĐB hiện nay là minh bạch thông tin. Tháng 5/2016, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ BTĐB trung ương, Bộ trưởng Bộ GTVT Trương Quang Nghĩa chỉ đạo: Phải đặt sự minh bạch thu chi, sử dụng Quỹ BTĐB lên hàng đầu để người dân biết đồng tiền của mình đóng vào quỹ được chi như thế nào, đang nằm ở đâu, sử dụng ra sao. Không để người dân hoài nghi về hiệu quả hoạt động của quỹ.

Tuy nhiên, đến nay, các khó khăn khi người dân muốn tìm hiểu về thông tin hoạt động của quỹ một cách chính thống, tập trung chưa được khắc phục.

Quỹ BTĐB thành lập và hoạt động đã được 5 năm. Một thời gian đủ để nhìn nhận, đánh giá lại những mặt được và những hạnh chế. Tránh hiện tượng tù mù hoạt động như thời gian qua.

thu ca chuc nghin ty quy bao tri duong bo tu mu chuyen chi Chi hơn 20 tỷ đồng sửa 11 km đường, 3 tháng sau lại xuống cấp

Dự án sửa chữa đường tỉnh lộ 515 từ Ba Chè đi xã Thiệu Toán (Thanh Hóa) với mức đầu hơn 20 tỷ đồng, chỉ ..

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.