'Thủ đô' resort Mũi Né đối mặt biển xâm thực, rác và quá tải hạ tầng

Được mệnh danh là "thủ đô resort" của Việt Nam, Phan Thiết - Mũi Né sở hữu nhiều khu nghỉ dưỡng nhưng đang đối mặt với nhiều vấn đề như quá tải hạ tầng, biển xâm thực và rác thải.
'Thủ đô' resort Mũi Né đối mặt biển xâm thực, rác và quá tải hạ tầng - Ảnh 1.

Ngành du lịch Bình Thuận vốn được xem là "sinh sau đẻ muộn" hơn so với các khu du lịch biển nổi tiếng khác như Nha Trang, Vũng Tàu... với chỉ gần 25 năm năm phát triển. Sau sự kiện nhật thực toàn phần năm 1995, khu du lịch Phan Thiết - Mũi Né mới thu hút được nguồn đầu tư tư nhân với hàng loạt khu resort ra đời, đưa vùng đất vốn là làng chài trở thành "thủ đô resort" của Việt Nam.

'Thủ đô' resort Mũi Né đối mặt biển xâm thực, rác và quá tải hạ tầng - Ảnh 2.

Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) Bình Thuận, chỉ riêng con đường Nguyễn Đình Chiểu (phường Hàm Tiến) đã có đến 53 resort đang hoạt động, chiếm gần 50% tổng số lượng resort ở TP Phan Thiết. Nguyễn Đình Chiểu là con đường dài khoảng 8 km chạy dọc theo bờ biển, là đoạn nối dài của đường Nguyễn Thông và nối với đường Huỳnh Thúc Kháng.

'Thủ đô' resort Mũi Né đối mặt biển xâm thực, rác và quá tải hạ tầng - Ảnh 3.

Theo ông Võ Thành Huy, Phó giám đốc Sở VHTT&DL Bình Thuận, du lịch Bình Thuận được 25 tuổi thì một số resort ở đây cũng đã mở được hơn 20 năm. Coco Beach là resort đầu tiên của tỉnh Bình Thuận và cũng là khu resort đầu tiên ở Việt Nam.

'Thủ đô' resort Mũi Né đối mặt biển xâm thực, rác và quá tải hạ tầng - Ảnh 4.

Trong những năm đầu, nguồn vốn tư nhân chiếm phần lớn đầu tư phát triển ngành kinh doanh resort. Các nhà đầu tư thường xin được cấp những mảnh đất có diện tích nhỏ, dưới 2 ha để làm du lịch. Kể từ đó, resort mọc lên san sát nhau.

'Thủ đô' resort Mũi Né đối mặt biển xâm thực, rác và quá tải hạ tầng - Ảnh 5.

Khách nước ngoài nghỉ dưỡng tại các resort ở Mũi Né chủ yếu là khách Nga, Đông Âu, Hàn Quốc. Ở đây các khu resort được xây dựng với nhiều phong cách khác nhau, từ kiểu nhiệt đới đến sang trọng.

'Thủ đô' resort Mũi Né đối mặt biển xâm thực, rác và quá tải hạ tầng - Ảnh 6.

Bên cạnh đó, các resort cũng được phát triển ở nhiều phân khúc khác nhau. Một số resort có dịch vụ tốt tập trung ở khu vực cuối đường Nguyễn Thông, giao với Nguyễn Đình Chiểu. Đây cũng là nơi tập trung nhiều đại dự án bất động sản du lịch đang trong quá trình xây dựng như Queen Pearl, Mũi Né Summer Land.

'Thủ đô' resort Mũi Né đối mặt biển xâm thực, rác và quá tải hạ tầng - Ảnh 7.

Một doanh nghiệp ở đây cũng đã mạnh tay đầu tư sân golf 18 lỗ hướng biển trong cùng với nhiều dịch vụ sang trọng đi kèm.

'Thủ đô' resort Mũi Né đối mặt biển xâm thực, rác và quá tải hạ tầng - Ảnh 8.

Hầu hết resort trên đường Nguyễn Đình Chiểu đều có bãi tắm riêng. Sau khi các resort được xây dựng, người dân địa phương không còn nhiều lối xuống biển. Đến năm 2010, UBND tỉnh Bình Thuận đã yêu cầu làm 10 đường xuống biển cho người dân, đồng thời vận động các doanh nghiệp trong khu vực mở hàng rào để cho người dân hoặc các du khách không lưu trú ở các cơ sở này xuống tắm biển. Đến nay, khu vực đã hoàn thiện được 8 đường xuống biển, mỗi đường cách nhau từ 500 m đến 1 km.

'Thủ đô' resort Mũi Né đối mặt biển xâm thực, rác và quá tải hạ tầng - Ảnh 9.

Tuy nhiên các resort tại khu vực này cũng đang phải đối mặt với vấn đề biển xâm thực diễn ra ngày càng trầm trọng. Một số bãi tắm đang dần bị nước biển "nuốt trọn" đã diễn ra khoảng 2 năm trở lại đây. Không khó để thấy ra nhiều doanh nghiệp đang phải làm kè dọc bờ biển theo kiểu hình chữ T và L nhô ra biển để chắn sóng với chiều dài 30-50 m.

'Thủ đô' resort Mũi Né đối mặt biển xâm thực, rác và quá tải hạ tầng - Ảnh 10.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Thuận từng cho biết nguyên nhân của tình trạng này là do ảnh hưởng của các đợt triều cường dâng cao kết hợp với sóng to và gió lớn. Bãi tắm công cộng lớn gần bãi đá Ông Địa cũng có tình trạng sạt bờ, tạo thành những bức vách bằng cát cao gần 1 m.

'Thủ đô' resort Mũi Né đối mặt biển xâm thực, rác và quá tải hạ tầng - Ảnh 11.

Một số resort do bị "nuốt" mất bãi biển đã phải ngừng kinh doanh, trong khi số khác lại tự ý xây bờ kè, đổ bê tông để cầm cố khu vực của mình.

'Thủ đô' resort Mũi Né đối mặt biển xâm thực, rác và quá tải hạ tầng - Ảnh 12.

Mặc dù là con đường tập trung nhiều resort nhất Việt Nam nhưng hạ tầng ở đường Nguyễn Đình Chiểu vẫn còn kém chất lượng, có biểu hiện xuống cấp trầm trọng. Vỉa hè hai bên đường "chỗ có chỗ không", thường xuyên bị các hộ kinh doanh lấn chiếm để bán hàng khiến đường cho người đi bộ trở nên chật hẹp, buộc khách du lịch phải đi xuống lòng đường.

'Thủ đô' resort Mũi Né đối mặt biển xâm thực, rác và quá tải hạ tầng - Ảnh 13.

Lòng đường nhỏ hẹp nhưng tần suất giao thông đông đúc, nhiều phương tiện lớn chen chúc với xe máy. Đặc biệt vào các dịp cuối tuần, xe khách đưa đón khách du lịch đến đây di chuyển đông đúc, chỉ cần 2 xe tránh nhau đã chiếm trọn lòng đường.

'Thủ đô' resort Mũi Né đối mặt biển xâm thực, rác và quá tải hạ tầng - Ảnh 14.

Đường Nguyễn Đình Chiểu cũng được phủ kín bằng nhiều "ổ voi, ổ gà". Nhiều điểm bị đọng nước, bốc mùi hôi. Nguyên nhân khiến con đường này bị xuống cấp là do lượng xe lưu thông qua đây rất đông, khiến đường quá tải. Ngoài ra, do hệ thống thoát nước yếu dẫn đến bị đọng nước dài ngày, đường dễ bị hỏng.

'Thủ đô' resort Mũi Né đối mặt biển xâm thực, rác và quá tải hạ tầng - Ảnh 15.

Các bãi biển ở khu làng chài vẫn còn ngập tràn rác thải. Theo lý giải của chính quyền địa phương, đây là rác ngoài khơi tấp vào bờ biển, ngoài ra một phần cũng do ý thức của khách du lịch khi đến đây.

chọn
Vinaconex: Bán một phần Cát Bà Amatina nếu giá tốt, lãi thêm 275 tỷ từ dự án 93 Láng Hạ
Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2024, ban lãnh đạo Vinaconex đã cập nhật tiến độ, tình hình kinh doanh tại một số dự án bất động sản như Cát Bà Amatina, KCN Đông Anh và Green Diamond.