Thu hút đầu tư phát triển nuôi tôm công nghệ cao

Để thực hiện được kế hoạch xuất khẩu thủy sản năm 2021 tăng 12% và từng bước đưa Bạc Liêu trở thành thủ phủ tôm của cả nước, trước hết phải kiểm soát được chất lượng con giống, truy xuất, mã số vùng nuôi.
Thu hút đầu tư phát triển nuôi tôm công nghệ cao - Ảnh 1.

Mô hình nuôi tôm siêu thâm canh ở Bạc Liêu. Ảnh: Huỳnh Sử/TTXVN

Đây là ý kiến chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến tại buổi làm việc ngày 5/1 với UBND tỉnh Bạc Liêu về tình hình triển khai thúc đẩy xuất khẩu tôm và thực hiện dự án đầu tư Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu, tại thành phố Bạc Liêu.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cũng đề nghị, Bạc Liêu trung giải quyết những khó khăn, vướng mắc cho Tập đoàn Việt - Úc để sớm khởi công xây dựng nhà máy chế biến xuất khẩu tôm, tạo thành quy trình khép kín từ con giống tới xuất khẩu.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến khẳng định, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tích cực ủng hộ tỉnh Bạc Liêu để xây dựng hoàn thành Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu, từng bước xây dựng Bạc Liêu trở thành thủ phủ ngành tôm của cả nước. 

Do đó, UBND tỉnh Bạc Liêu chỉ đạo các sở, ngành vào cuộc quyết liệt, sớm triển khai thi công giải ngân hết nguồn vốn 118 tỷ đồng bố trí năm 2021 cho dự án mở rộng Cảng Gành Hào.

Năm 2020, kim ngạch giá trị xuất khẩu thủy sản đạt 785 triệu USD, với sản lượng đạt gần 75.000 tấn (trong đó, tôm đông lạnh đạt gần 72.500 tấn, thủy sản khác đạt 2.500 tấn) tăng 10% so với cùng kỳ.

Tuy nhiên, do dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp ở trong nước và nước ngoài, các nước nhập khẩu vẫn còn kiểm soát chặt chẽ tình hình nhập khẩu, nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, các cửa khẩu giáp với Trung Quốc còn kiểm soát nghiêm ngặt… đã tác động đến tình hình xuất khẩu tôm của Bạc Liêu.

Dù vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Bạc Liêu vẫn duy trì được thị trường xuất khẩu truyền thống như Nhật Bản, EU, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Trung Đông… 

Đồng thời tiếp tục mở rộng thị trường mới ở các nước châu Á. Ngoài ra, Hiệp định EVFTA đã có hiệu lực vào đầu tháng 8/2020, đều đó sẽ giúp các doanh nghiệp tận dụng cơ hội, mở rộng thị trường xuất khẩu vào thị trường châu Âu trong thời gian tới.

Về dự án đầu tư Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu, đang trong giai đoạn hoàn thiện các hạn mục giai đoạn 1. 

Hiện tại, UBND tỉnh Bạc Liêu cũng đã phê duyệt đề án vị trí việc làm, định biên của Ban Quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu và các Trung tâm trực thuộc Ban quản lý khu. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã phê duyệt giai đoạn 2 của dự án với tổng mức đầu tư gần 195 tỷ đồng.

Mục tiêu của việc xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu để thu hút các thành phần kinh tế đầu tư phát triển nuôi tôm công nghệ cao. Từ đó, giúp sản xuất các chế phẩm phục vụ ngành công nghiệp tôm Việt Nam có năng suất, chất lượng, hiệu quả và giá trị tăng cao.

Đây là cơ sở để nhân rộng ra các vùng nuôi ứng dụng công nghệ cao khác của tỉnh Bạc Liêu nói riêng và của cả nước nói chung. Qua đó, góp phần thực hiện mục tiêu xuất khẩu tôm của cả nước đạt 10 tỷ USD vào năm 2025…

chọn
D2D ước lãi thêm 800 tỷ từ dự án Lộc An
Năm 2024 - 2029, D2D sẽ thực hiện tiếp giai đoạn 2 khu dân cư Lộc An với tổng mức đầu tư gần 1.116 tỷ đồng. Tổng doanh thu dự kiến trong giai đoạn 2 là hơn 2.181 tỷ đồng, lợi nhuận dự kiến 795 tỷ đồng.