Thủ khoa xuất sắc ĐH Lao động Xã hội tự kiếm tiền, mua vàng từ năm lớp 6

Sau đêm vinh danh thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc các trường đại học ở Hà Nội vừa qua, Đào Tuấn Anh – thủ khoa duy nhất đại diện ĐH Lao động và Xã hội đã dành gần 2 giờ buổi trưa để chia sẻ về những trải nghiệm thời sinh viên và dự định trong thời gian tới.
 

Thủ khoa sống bằng tiền học bổng

- Dù rất bận rộn khi tham gia các hoạt động đoàn, công tác xã hội nhưng 4 năm em đều nhận được học bổng của trường, đặc biệt lại là học bổng xuất sắc. Em có thể chia sẻ bí quyết học của bản thân?

Các bạn học sẽ nghiêng về sách vở nhiều hơn, nhưng cách học của em thiên về lắng nghe nhiều hơn, đặc biệt chú ý nghe các thầy cô giáo giảng bài trên lớp. Từ đó, ngồi trên lớp em đã có thể nắm được 50-60% các kiến thức mà cô giáo truyền tải, việc học ở nhà của em cũng sẽ nhẹ nhàng hơn.

Bình thường, sau khi đi học về, các bận sẽ tắm rửa, vệ sinh cá nhân, ăn uống rồi mới ngồi vào bàn học. Nhưng em thì lại ưu tiên những việc khi đó em muốn làm nhất, kể cả việc đi chơi hay đi uống trà đá với các bạn.

Có hôm 12h đêm, em mới ngồi vào bàn để học, hay không ngủ được thì 1-2h sáng em cũng ngồi dậy để học. Vì vậy, người ngoài sẽ hiếm khi thấy em ngồi học mà chỉ có ông bà nội mới biết là em học lúc nào.

thu khoa xuat sac dh lao dong xa hoi tu kiem tien mua vang tu nam lop 6
Đào Anh Tuấn chụp ảnh lưu niệm cùng bà nội và bà ngoại trong đêm vinh danh thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc các trường đại học ở Hà Nội tối ngày 8/10 tại Văn miếu Quốc Tử Giám. Ảnh nhân vật cung cấp.

- Là một sinh viên ngành công tác xã hội thì em thấy bản thân sẽ gặp phải những khó khăn và thuận lợi gì?

Vấn đề xã hội luôn luôn biến đổi, mỗi ngày lại mỗi khác nên khi theo ngành này thì em sẽ phải thường xuyện cập nhật những thông tin, xu hướng thay đổi, tin tức để từ đó có thêm hiểu biết về xã hội, môi trường mình đang sống.

Em thấy bản thân theo học ngành Công tác xã hội cũng rất hợp vì em thích việc tham gia các hoạt động đoàn, hội, các hoạt động từ thiện mang sức trẻ, ý tưởng và những hiểu biết của bản thân để phục vụ xã hội.

- Thiệt thòi hơn nhiều bạn khác khi không lớn lên trong vòng tay của bố mẹ, có khi nào em cảm thấy chán nản và buông xuôi không?

Em về ở với ông bà nội từ năm 2 tuổi, gia đình cũng không có điều kiện như nhiều bạn khác. Nhiều lúc em cũng thấy cực và tủi thân khi thấy các bạn cùng lứa tuổi sáng sớm được bố mẹ chuẩn bị đồ ăn sáng cho, hay những lúc rất gấp gáp chỉ mua đồ dùng nhỏ thôi như đi mua bàn chải đánh răng, khăn mặt… bản thân mình lại là con trai.

Nhưng em cũng chỉ suy nghĩ vu vơ chứ không quá đặt nặng vấn đề đó, em nghĩ rằng ông trời không lấy không của ai gì và cũng không để mình thiệt hơn nhiều với người khác.

Bản thân đã thiệt thòi hơn người khác về hoàn cảnh gia đình thì em phải cố gắng 200% trên khía cạnh khác, để lấy thành tích đó bù đắp lại những thiếu sót mà cuộc sống dành cho em. Để em có thể tự tin khi đi với các bạn khác, các bạn có bố mẹ mua cho xe máy, điện thoại. Bản thân em cũng có thể tự mua được cho mình những thứ ấy.

Học bổng trường em khá cao, đối với loại xuất sắc là 6,4 triệu/học kì. Ngoài ra nếu trong 1 năm học cả 2 kì đều đạt loại xuất sắc thì sẽ được nhận thêm 3 triệu tiền thưởng từ Quỹ Thắp sáng ước mơ của nhà trường. Số tiền học bổng này em dùng để đóng học phí và cho những sinh hoạt thường ngày của mình.

Từ năm thứ 2, em đã tự mua được vật dụng cá nhân cho mình như điện thoại, sim thẻ… Từ năm 3, em bắt đầu gửi tiền về hằng tháng để phụ giúp ông bà, dù chỉ là 1 triệu mỗi tháng.

thu khoa xuat sac dh lao dong xa hoi tu kiem tien mua vang tu nam lop 6
Đào Tuấn Anh tại quán trà sữa của mình trong trường ĐH Lao động Xã hội. Ảnh: Huyền Trần

Tự kinh doanh, tích được vàng từ năm lớp 6

- Em có thể chia sẻ nhiều hơn về những công việc kinh doanh mà em đã từng làm?

Lần đầu tiên em tự kiếm ra tiền là khi học lớp 6 với việc bán chim cảnh. Em mua lại chim của các bạn bẫy được rồi đem bán lại cho những người có nhu cầu. Sau nhiều lần mua đi – bán lại, em để dành được 800 nghìn đồng. Lúc đó em nghĩ vàng là vật tiết kiệm không bao giờ lỗi thời nên quyết định cầm số tiền đó và đi mua được 1 chỉ vàng rồi nhờ ông bà giữ hộ.

Đến năm em học lớp 12, em lại có ý tưởng: Hay là mình nuôi chó cảnh nhỉ?

Nghĩ là làm, đầu tiên em chọn mua một con cái, vốn bỏ ra chỉ khoảng 5-10 triệu đồng. Lứa đầu tiên đẻ được 6 con, em bán được 6 triệu/con. Một năm mỗi con chó sẽ đẻ 2 lứa, trung bình 1 năm thu nhập từ việc nuôi chó của em dao động khoảng 50 triệu.

Sau này, em có thay đổi một chút trong hình thức kinh doanh bằng cách mua trực tiếp những con chó sắp đẻ với giá cao hơn khoảng 15 triệu/con. Cứ như vậy em lấy vốn để mua những con chó trưởng thành khác. Nếu rủi ro thì cũng chỉ không có lãi chứ không bị lỗ.

Ngoài ra, vào các dịp lễ tết em cũng bán hoa để tăng thêm thu nhập.

Hiện tại em cũng đang mở quán trà sữa nằm trong căng tin trường ĐH Lao động Xã hội.

thu khoa xuat sac dh lao dong xa hoi tu kiem tien mua vang tu nam lop 6
Quán trà sữa tự mở của Tuấn Anh khá nhộn nhịp và đông khách, doanh thu từ bán trà sữa đem lại cho Tuấn Anh mỗi ngày khoảng 2,5 triệu đồng. Ảnh: Huyền Trần

- Em có kinh nghiệm gì trong việc chăm sóc vật nuôi?

Em xác định là mình sẽ kiếm tiền từ việc nuôi chó cảnh chứ không phải đơn giản là chỉ chơi, vì vậy em sẽ phải tính toán nhiều để làm sao đảm bảo phải có lãi, hoặc xấu nhất thì sẽ bị hòa vốn chứ không để bị lỗ.

Trước tiên, em tìm hiểu cặn kẽ về các giống chó ngoại nhập như: pug, corgi… ở cách chăm sóc, chọn loại thức ăn như thế nào đối với từng giống chó, đến các loại bệnh phổ biến mà chó thường mắc phải …

Em liên hệ với bác sĩ thú y để tìm hiểu và học hỏi. Đến bây giờ, các bệnh cơ bản của chó mà không liên quan đến việc phải phẫu thuật thì em có thể chữa được bằng thuốc tây hoặc bằng thảo dược.

Em cảm thấy bản thân cũng là người may mắn khi việc chăn nuôi chó rất thuận lợi.

Hiện tại, em vẫn còn tiếp tục công việc này với việc nuôi 1 chó đực và 4 chó cái.

- Em không phải là dân kinh tế thì khi bắt đầu với công việc kinh doanh có gặp phải khó khăn gì không?

Nếu nói ngành công tác xã hội không liên quan đến kinh tế thì cũng không đúng, vì ngành công tác xã hội giúp em nắm bắt được những nhu cầu, xu thế của thị trường xã hội, những biến chuyển mới để từ đó để xử lý công việc của mình thích nghi với tình hình mới.

Ví dụ như khi có thông báo rằng chuyển toàn bộ các sim đầu 11 số và 10 số, thì em đã mua luôn 2 sim “tứ quý 9” đầu 11 số với giá 40 triệu, bây giờ có thể bán với giá là 120 triệu trong vòng 1-2 tháng.

thu khoa xuat sac dh lao dong xa hoi tu kiem tien mua vang tu nam lop 6
Đào Tuấn Anh (thứ 2 từ phải qua) chụp ảnh lưu niệm cùng Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình trong lễ trao thưởng "Sinh viên 5 tốt" cấp trung ương. Ảnh: nhân vật cung cấp

- Vì sao em lại không chọn một loại mặt hàng khác mà lại là trà sữa để kinh doanh?

Em bắt đầu mở quán trà sữa này từ hơn 6 tháng trước. Khi đó em nghĩ rằng những thứ để kiếm tiền nhanh bây giờ là đi vào dịch vụ, đặc biệt là việc ăn uống, vui chơi thì ai cũng phải cần. Chỉ cần mình mở ra với giá thành vừa phải thì không cần phải lo đến việc khách hàng không đến.

Để tạo ra được hương vị riêng cho trà sữa, em đã đi học pha chế hơn 1 tháng, cùng với việc tham khảo thêm ở các quán khác.

Hiện tại, doanh thu hằng ngày của quán là 2,5 triệu đồng, kinh doanh trà sữa mang lại cho em thu nhập hơn 10 triệu đồng/tháng.

Điều đặc biệt là trong 4 nhân viên thì có 3 bạn hiện đang là sinh viên của trường đi làm part – time với mức lương là 3 triệu đồng/tháng.

- Công việc kinh doanh hiện tại của em có vẻ rất bận rộn, vậy em có dự định sẽ làm công việc đúng với ngành của mình theo học không?

Em rất vui mừng khi vừa bước chân ra khỏi trường thì đã được Thành Đoàn TP Hà Nội tiếp nhận về làm cán bộ ban Thanh niên trường học. Đây cũng là công việc mà em rất yêu thích nên em sẽ tiếp tục cống hiến thật nhiều cho các tổ chức đoàn, hội.

Ngoài ra, em vẫn tiếp tục công việc kinh doanh trà sữa, cố gắng cân bằng thật tốt giữa hai công việc này. Nhưng mục đích của việc kinh doanh là để nhấn mạnh hình ảnh một thanh niên trưởng thành từ công tác đoàn.

Thành tích của thủ khoa Đào Tuấn Anh:

Điểm học tập toàn khóa: 3.69/4

Điểm rèn luyện toàn khóa: Xuất sắc

Em được trao thưởng 22 bằng khen, trong đó bao gồm các thành tích:

+ Đạt danh hiệu sinh viên xuất sắc năm học 2016 – 2017, 2017 – 2018

+ Giải thưởng “Sao Tháng Giêng” năm 2017 của TW Hội Sinh viên Việt Nam

+ Danh hiệu “Sinh viên 5 tốt” do Hội Sinh viên TP trao tặng năm học 2016 - 2017

+ Bằng khen của Thành đoàn Hà Nội đã có thành tích xuất sắc trong công tác Đoàn và phong trào Thủ đô năm học 2016 – 2017

+ Bằng khen của Hội Sinh viên TP đã có thành tích xuất sắc trong công tác Hội nhiệm kỳ 2014 - 2017

+ Danh hiệu “Ngôi sao tháng 3 tiêu biểu” năm 2017 của Đoàn trường

+ Là Liên chi hội phó khoa Công tác hội hội, Đội trưởng Đội Thanh niên tình nguyện trường

thu khoa xuat sac dh lao dong xa hoi tu kiem tien mua vang tu nam lop 6 Thủ khoa kép HV Cảnh sát từng bật khóc vì nhớ nhà và huấn luyện khắc nghiệt

4 năm trước, Lê Thị Thùy Linh là thủ khoa đầu vào khối A1 của HV Cảnh sát nhân dân. Tối ngày 8/10, em được ...

thu khoa xuat sac dh lao dong xa hoi tu kiem tien mua vang tu nam lop 6 Thủ khoa đầu ra ngành Luật: 'Học luật nhưng không phải học thuộc lòng các bộ luật'

Đây là chia sẻ của Nguyễn Thị Phương, cựu sinh viên ngành Luật Kinh doanh, Khoa Luật, ĐH Quốc gia Hà Nội. Tối nay (8/10), ...

thu khoa xuat sac dh lao dong xa hoi tu kiem tien mua vang tu nam lop 6 Tâm sự của 'cô bé hạt tiêu' thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc Học viện Báo chí năm 2018

Với dáng vóc nhỏ nhắn nhưng là thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc Học viện Báo chí & Tuyên truyền năm 2018, Đỗ Thị Ngọc ...

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.