Trao đổi với báo chí bên lề Hội nghị triển khai thực hiện các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt "Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh dịch tả heo châu Phi giai đoạn 2020 - 2025", Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phùng Đức Tiến cho biếtn từ nay đến cuối năm cần hết sức lưu ý về rủi ro lây lan dịch tả heo châu Phi.
"Đối với dịch tả heo châu Phi, chúng ta cần hết sức lưu ý bởi 99 năm qua chưa nghiên cứu được vắc xin. Đường lây truyền cũng hết sức phức tạp và rất đa dạng, gây thiệt hại lớn cho các quốc gia trên thế giới và Việt Nam cũng không phải ngoại lệ", Thứ trưởng nói.
Thứ trưởng cho hay để giải quyết vấn đề này ngay từ khi dịch tả heo châu Phi xảy ra, trước đó, Chính phủ coi chống dịch như chống giặc.
Kết quả là Việt Nam mất 12 tháng để chống dịch tả heo châu Phi và mất gần 2 năm để đảm bảo giá heo hơi hợp lí. Trong khi đó, Trung Quốc mất 17 tháng để khống chế dịch tả heo Châu Phi và mất 3 năm mới dảm bảo cơ bản cung ứng thịt heo.
Một trong những chỉ tiêu không thay đổi của Quốc hội là CPI không vượt quá 4%. Tháng 1 năm 2020 CPI là 6,25% tháng 10 xuống còn 3,71%. Như vậy tháng 10, chỉ số CPI cao nhất trong 7 năm nhưng đến tháng 10, chỉ số này thấp nhất trong 5 năm qua.
“Chăn nuôi heo giữ vai trò quan trọng trong việc giữ chỉ số CPI khoảng 4% theo Nghị quyết Quốc hội.
Do đó, nếu chúng ta thực hiện tốt kế hoạch của Thủ tướng Chính phủ, toàn quốc tham gia kế hoạch phòng chống kế hoạch phòng chống dịch tả heo Châu Phi, đưa lại hiệu quả kinh tế xã hội, tạo nguồn cung thịt ổn định cho người tiêu dùng”, thứ trưởng Phùng Đức Tiến nói.
Trong quyết định của Chính phủ về phòng chống dịch tả heo châu Phi, mục tiêu giai đoạn hiện nay là phải giữ được trên 90% sau 2 năm là trên 95% cơ sở chăn nuôi heo và 2 năm cuối là 99% cơ sở chăn nuôi heo an toàn.
Đồng thời, ngành phấn đấu 100% cơ sở chăn nuôi lớn an toàn dịch bệnh và 80 - 85% trang trại qui mô nhỏ an toàn dịch bệnh.
80.000 con heo thiệt hại nếu so với tổng đàn heo của cả nước không phải lớn. Vấn đề lớn ở đây là tái thiết sản xuất sau mưa lũ, góp phần ổn định nguồn cung cho cả nước.
Trong thời gian qua chúng ta tập trung phòng chống dịch bệnh song song với tăng đàn, tái đàn. Đến thời điểm hiện nay, cả nước có 26,2 triệu con heo, bằng 85% thời điểm trước dịch.
"Điểu quan trọng nhất là tăng đàn tái đàn. Tới thời điểm này, đàn heo của Việt Nam tăng 29% so với đầu năm. Như vậy chúng ta đã chủ động được phần thịt heo trong nước bằng giải pháp an toàn dịch bệnh", Thứ trưởng Phùng Đức Tiền nói.