Thủ tục cấp chứng nhận xuất xứ đối với mặt hàng giày dép trong ACFTA

Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN – Trung Quốc (ACFTA) vẫn áp dụng qui trình cấp chứng nhận xuất xứ truyền thống, theo đó chứng nhận xuất xứ phải được cấp bởi một cơ quan có thẩm quyền do Nhà nước qui định/ủy quyền.

Trong Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN – Trung Quốc (ACFTA), mẫu chứng nhận xuất xứ (C/O) và qui trình xin chứng nhận xuất xứ Mẫu E theo Hiệp định này được hướng dẫn cụ thể tại Thông tư số 36/2010/TT-BCT của Bộ Công Thương.

Cụ thể, ACFTA vẫn áp dụng qui trình cấp chứng nhận xuất xứ truyền thống, theo đó chứng nhận xuất xứ phải được cấp bởi một cơ quan có thẩm quyền do Nhà nước qui định/ủy quyền (tương tự các FTA ký trước đây mà Việt Nam đang thực hiện).

Trong đàm phán bản nâng cấp ACFTA về qui tắc xuất xứ (hiện đang đàm phán, chưa hoàn tất), có thể có khả năng có thêm hình thức tự chứng nhận xuất xứ.

Các nước trong Hiệp định chỉ chấp nhận C/O mẫu E bằng giấy, một bộ C/O gồm một bản gốc và hai bản sao. Đặc biệt, C/O mẫu E sử dụng ba mã màu khác nhau và phải tuân thủ bảng màu của Viện Màu Quốc Tế Pantone, khác với C/O trong các Hiệp định khác cho phép in màu trắng để thuận tiện in ấn phát hành.

ACFTA là FTA duy nhất sử dụng "Movement Certificate" thay thế cho tên gọi "Back-to-back C/O" (C/O giáp lưng) thông dụng trong các FTA khác.

Qui định về C/O giáp lưng của ACFTA cũng chặt chẽ hơn nhiều so với các FTA khác, cụ thể ACFTA bắt buộc nhà nhập khẩu trên C/O gốc và nhà xuất khẩu trên C/O giáp lưng phải là một. Hiện tại quá trình đàm phán nâng cấp ACFTA về vấn đề qui tắc xuất xứ được kì vọng cải thiện điều khoản này.

chọn
Một doanh nghiệp dự chi gần 18.000 tỷ xây loạt cao ốc 25-40 tầng ven biển Bình Sơn - Ninh Chữ
Khu đô thị biển Bình Sơn - Ninh Chữ (khu K2) do Hacom Holdings làm chủ đầu tư vừa qua đã được điều chỉnh tổng vốn thành 17.779 tỷ đồng, tiến độ thực hiện từ quý III/2024 - quý I/2029.