Thừa - Thiên Huế đã hút hơn 4,5 tỷ USD vốn ngoại

Từ đầu năm đến nay, tỉnh Thừa Thiên Huế cấp mới giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 11 dự án nước ngoài với tổng vốn 141,7 triệu USD. Hiện toàn tỉnh có 126 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn hơn 4,5 tỷ USD.

Một góc tỉnh Thừa Thiên Huế (Ảnh: Báo Thừa Thiên Huế).

Theo thông tin từ BáoThừa Thiên Huế, chiều qua 19/12 vừa diễn ra hội nghị "Gặp gỡ các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2023”. Tại hội nghị, lãnh đạo UBND tỉnh đã thông tin về tình hình thu hút các dự án FDI tại địa phương.

Cụ thể, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh cấp mới giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 11 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư 141,7 triệu USD, tương đương 3.389 tỷ đồng. Lũy tiến đến nay, trên địa bàn tỉnh có 126 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt hơn 4,5 tỷ USD.   

Thừa Thiên Huế đã trở thành điểm đến của nhiều doanh nghiệp ngoại như Carlsberg (Đan Mạch), Banyan Tree (Singapore), HBI (Hoa Kỳ), Scavi (Pháp), Luks ciment (Hồng Kông), CP (Thái Lan), Caribbean Cruise (Hoa Kỳ), Baosteel (Trung Quốc), SBH (Tây Ban Nha), AeonMall (Nhật Bản), Kanglongda (Trung Quốc)… 

Trong bối cảnh đó, Chủ nhiệm Câu lạc bộ FDI Huế Thừa Thiên Huế Trần Văn Mỹ kiến nghị, để thực sự là điểm đến của các doanh nghiệp FDI, địa phương cần tập trung cải thiện môi trường đầu tư và nâng cao năng lực cạnh tranh.

Trong đó, cần chuẩn bị lực lượng lao động đảm bảo cả số lượng và chất lượng nhằm tạo lợi thế trong thu hút đầu tư. Cùng với đó, cần có chính sách thu hút nhân tài thông qua chính sách phát triển nhà ở cho người lao động, xây dựng hạ tầng dân sinh,...

Cần tập trung phát triển dịch vụ logistic thuận tiện nhằm rút ngắn thời gian vận chuyển, chi phí hợp lý, đủ cạnh tranh với các cảng trong nước và ngoài nước. Đồng thời, đầu tư và định hướng phát triển các các khu công nghiệp chuyên ngành, giúp tạo chuỗi giá trị sản xuất hoàn chỉnh để giảm chi phí và tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. 

chọn
'Đất huyện ven trúng đấu giá gấp nhiều lần khởi điểm là đúng thực tế'
Thứ trưởng Tài nguyên & Môi trường cho rằng các địa phương đã kiểm soát chặt công tác đấu giá nhưng thời điểm giao thoa giữa luật cũ và mới phần nào khiến giá trúng tăng cao.