Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông. |
Vài ngày gần đây, trên một số phương tiện thông tin đại chúng xuất hiện thông tin dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội) đội vốn "khủng". Ngoài ra, một số dự án đường sắt khác cũng tăng vốn vài lần.
Cụ thể, theo các nguồn tin này, dự án đường sắt Cát Linh - Đông tăng tổng vốn đầu tư từ 8.769 tỷ đồng lên 47.325 tỷ đồng (khoảng 5 lần, hơn 2 tỉ USD).
Ngày 20/8, trao đổi với chúng tôi, ông Vũ Hồng Phương, Phó Giám đốc Phụ trách Ban QLDA đường sắt (Bộ GTVT) đã bác thông tin trên.
Theo ông Phương, tổng vốn đầu tư dự án đường sắt này vẫn đang ở mức 18.000 tỉ đồng (868.04 triệu USD) chứ không có chuyện tăng "khủng" như nêu trên.
Cũng theo vị này, Ban QLDA cũng chỉ biết thông tin dự án bị cho là tăng vốn "khủng" qua báo chí chứ không có thông tin chính thức.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông được Bộ GTVT phê duyệt đầu tư vào năm 2008 với tổng mức đầu tư là 552,86 triệu USD (tương đương 8.769 tỷ đồng).
Trong đó vốn vay Trung Quốc là 419 triệu USD và vốn đối ứng của Việt Nam là 198,42 triệu USD.
Ngày 23/2/2016, Bộ GTVT có Quyết định số 513 phê duyệt điều chỉnh dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông.
Tại văn bản này, tổng mức đầu tư của dự án được điều chỉnh từ 552,86 triệu USD lên 868,04 triệu USD (tăng 315,18 triệu USD, tương đương 9.231 tỷ đồng).
Trong đó, phần vốn vay của Trung Quốc là 669,62 triệu USD (tăng 250,62 triệu USD), phần vốn đối ứng của Việt Nam là 198,42 triệu USD (tăng 64,56 triệu USD).
Trong một diễn biến liên quan, theo ông Vũ Hồng Phương, hiện tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông đã cơ bản hoàn thành phần xây dựng đạt trên 96%.
"Một số hạng mục xây dựng đang được hoàn thiện sau khi lắp đặt hoàn chỉnh hệ thống chuyên ngành thiết bị.
Hiện các thiết bị chuyên ngành đã nhập về trên 95%; lắp đặt hoàn chỉnh gần 80%", ông Phương cho biết.
Cũng theo vị này, hiện các nhân sự của dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông đã được đào tạo lý thuyết hoàn chỉnh.
"Chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện đào tạo thực hành... trong thời gian tới đẩm đảm bảo đủ điều kiện vận hành khai thác", ông Phương nói.
Được biết, sẽ có 681 nhân sự tham gia vào việc vừa đào tạo tại hiện trường vừa tiếp nhận dự án để sau này quản lý, vận hành và khai thác tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông.
Trong đó, trực tiếp đào tạo lực lượng cho dự án là 651, còn 30 nhân sự quản lý thông qua đào tạo.
Khe hở lớn giữa ke ga và thân tàu Cát Linh - Hà Đông đã được xử lý thế nào?
Đại diện Ban QLDA đường sắt thông tin về khe hở lớn giữa ke ga và thân tàu Cát Linh - Hà Đông từng được ... |