Thực hư hình ảnh sán lá chui từ trong miếng cá ra ngoài

Theo chuyên gia về ký sinh trùng, dựa vào hình ảnh được đăng tải trong đoạn clip lan truyền trên mạng xã hội rất khó xác định chúng có phải sán lá hay không.

Mới đây, một đoạn clip ghi lại hình ảnh miếng thịt cá chi chít những nốt trắng được cho là sán lá, thậm chí chúng vẫn còn sống khiến nhiều người kinh hãi. Bài viết nhanh chóng được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội với hàng nghìn bình luận.

Độc giả Thanh Trần chia sẻ: "Người dân biết ăn gì để không lo lây bệnh bây giờ? Bất kỳ thực phẩm nào cũng có thể nhiễm sán nếu không được nuôi trồng và chế biến sạch sẽ. Nhiều ngày nay đi chợ tôi phải suy nghĩ rất lâu vì không biết nên chọn mua thực phẩm gì".

Thực hư hình ảnh sán lá chui từ trong miếng cá ra ngoài - Ảnh 1.

Hình ảnh được cho là cá nhiễm sán lá chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội gây hoang mang.

ThS.BS Nguyễn Xuân Thiện, Trưởng phòng khám, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn, cho biết cá nước ngọt nuôi trong ao hồ hay sống trong thiên nhiên đều có thể bị nhiễm sán lá. Tuy nhiên, hình ảnh lan truyền trên mạng xã hội rất khó khác định đó là sán lá. Ở trong cơ của cá, sán lá thường ký sinh dưới dạng bào nang, không ở dạng sán trưởng thành, cần phải có mẫu đem tới các cơ quan chuyên môn để phân tích rõ ràng.


Chia sẻ thêm về sán lá, bác sĩ Thiện cho hay khi ốc sống trong nước ăn trứng sán lá. Ấu trùng sán lá chui vào ruột ốc và qua ba giai đoạn phát triển khác nhau. Ở giai đoạn cuối, chúng được thải vào nước, lội tự do đến khi tìm được một loài cá hoặc thực vật thích hợp để kết nang. Chúng xuyên qua da cá và kết thành nang trong thịt cá để trở thành ấu trùng. Đây là giai đoạn gây nhiễm. Ăn phải cá có chứa ấu trùng sán lá, người sẽ bị nhiễm bệnh.

Sán lá định vị trong niêm mạc ruột non của người, triệu chứng thay đổi tùy theo loại, số lượng nhiều hay ít và thời gian nhiễm. Theo bác sĩ Thiện, triệu chứng ban đầu khi ấu trùng di chuyển có thể là đau bụng, thường ở vùng hạ sườn phải, nôn mửa, tiêu chảy, biếng ăn, sút cân,…

Người dân có thể bị nhiễm loại sán này qua việc ăn cá sống, nấu không đủ chín hoặc ăn sống các loại rau cải mọc dưới nước đã bị nhiễm ấu trùng như rau muống ruộng, ngó sen, rau ngổ, rau bồn bồn, rau cần ống,...

Các cách chế biến như ướp muối, ngâm dấm hoặc hong khói rất khó diệt được ấu trùng sán lá trong cá.

Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), bảo quản cá ở nhiệt độ -20 độ C trong vòng 7 ngày hoặc -35 độ C trong vòng 15 giờ có thể diệt được ấu trùng sán lá với điều kiện độ dày của cá dưới 15 cm.

Bác sĩ Thiện khuyến cáo người dân nên bỏ thỏi quen ăn gỏi cá sống, sushi, nấu tái, lựa chọn thực phẩm tươi sạch, ăn chín uống sôi. Bệnh cạnh đó, người dân cũng không nên qua lo lắng mà cắt bỏ hoàn toàn thịt cá ra khỏi bữa cơm.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.