Thực hư kho báu vàng trong mộ cổ ở sân bay Biên Hoà

Trong lúc khai quật lăng Ông Anh và lăng Ông Em để giải phóng mặt bằng xây dựng sân bay Biên Hòa, tất cả những thành viên trong đoàn khai quật không khỏi ngỡ ngàng trước kho báu trong 2 ngôi mộ bí ẩn này.

Điều đặc biệt, trong ngôi mộ cổ này có chứa đầy kho báu nhưng tuyệt nhiên hơn 100 năm kể từ khi được xây dựng, 2 lăng mộ cổ chưa hề bị kẻ gian mạo phạm dù chỉ một lần.

Kho vàng trong ngôi mộ cổ

Vào năm 1962, theo đề xuất của các chuyên gia quân sự của đế quốc Mỹ về việc cần xây dựng một sân bay tại khu vực Biên Hòa để làm vệ tinh phòng vệ cho Sài Gòn trước sức tấn công ngày một lớn hơn của quân giải phóng. Chính quyền VN Cộng Hòa đã phối hợp cùng các chuyên gia Mỹ tiến hành xúc tiến, khẩn trương xây dựng công trình sân bay.

Chuyên gia của Mỹ đã quyết định xây dựng sân bay trên địa phận xã Tân Phong, Q.Châu Thành, tỉnh Biên Hòa nay là sân bay Biên Hòa, P.Tân Phong, TP.Biên Hòa, Đồng Nai.

Trước đây, khu vực xã Tân Phong bao quanh là rừng cây rập rạp, hoang vu nhưng tại vùng đất này lại có 2 ngôi mộ cổ, cùng miếu thờ được người dân xây dựng để ghi nhớ công ơn của 2 công thần dưới thời nhà Nguyễn này.

Ngôi miếu thờ nổi tiếng là linh thiêng nên dù nằm biệt lập trong rừng sâu nhưng thường vẫn có rất đông người vãng lai và cư dân địa phương tới cầu khấn. Ngày 26/9/1962, cuộc khai quật di dời lăng Ông Anh và lăng Ông Em đã được diễn ra với sự tham gia của Tỉnh trưởng Biên Hòa, phối hợp Nha Căn cứ hàng không - VN Cộng hòa trước sự chứng kiến của đông đảo hương thân, phụ lão, cư dân địa phương địa phương.

thuc hu kho bau vang trong mo co o san bay bien hoa
Đây là nơi trước đây tìm thấy kho báu trong ngôi mộ cổ

Để phá bỏ lớp thành quách bao bọc bên ngoài lăng trước khi tiến hành di dời hài cốt đoàn khai quật đã phải nhờ đến sự hỗ trợ của khá nhiều máy móc. Sau nhiều tiếng đồng hồ làm việc, tới khoảng gần trưa thì đoàn khai quật đã tiến sát được tới quan tài tại lăng Ông Anh và lăng Ông Em.

Tại lăng Ông Anh trên bia mộ có ghi: “Nam Việt, Thiên vương Thống chế thần minh chính trực” – người dân thường gọi tắt là “Thiên vương Thống chế”. Công việc mở nắp quan tài được tiến hành, những người khai quật đã không khỏi ngỡ ngàng khi chứng kiến một bộ phẩm phục quan lớn với các chi tiết bằng vàng được đính trên chiếc mão còn nằm nguyên ở phần đầu. Giữa ngực là cân đai và thẻ bài, cùng nhiều châu ngọc khác nằm rải rác ở hai bên sườn chủ nhân.

Đáng chú ý nhất là chiếc mão (mũ quan lại thời xưa) được làm bằng vàng ròng, nặng gần bằng 2 lượng vàng gồm 18 trang sức: kim bác sơn, hoa lớn, hoa nhỏ, hình sừng, kim khóa giãn, kim nhiễu tuyến, giao long, khung cánh chuồn, nẹp viền khung cánh chuồn... với kỹ thuật chạm trổ hoa lá dây, hoa lá hóa long, hoa cúc gắn đính pha lê ở các tâm của đài hoa.

Nguồn gốc mộ cổ

Ngay sau khi kết thúc buổi khai quật, những bộ phận, chi tiết của chiếc mão được đoàn khai quật đưa về Viện Bảo tàng quốc gia Sài Gòn (nay là Bảo tàng Lịch sử TP.HCM) để phục vụ công tác nguyên cứu, xác định chủ nhân và niên đại của mão.

Riêng phần hài cốt được khai quật tại 2 ngôi mộ, cùng một số di vật khác như đai, hốt, ngọc trai... được đoàn khai quật sau đó đã bàn giao cho hương thân, phụ lão địa phương để tiến hành cử lễ cải táng, đưa hài cốt và các vật dụng kể trên về chôn cất tại đình Tân Phong, P.Tân Phong, TP.Biên Hòa.

thuc hu kho bau vang trong mo co o san bay bien hoa
Ai cũng biết ngôi mộ cổ này từng phát hiện kho báu nhưng đều không dám mạo phạm

Theo tương truyền, lăng Ông Lớn là phần mộ của Thống chế (tương đương với hàm Nguyên Soái) Lê Văn Lễ đầu thời Tự Đức (1848). Theo đó, vào thời kỳ đầu đầu nhà Nguyễn, vùng đất Nam Bộ vẫn còn nhiều phiến quân phản loạn lợi dụng sự bao bọc của rừng già ẩn nấp, thường xuyên tấn công các thành phố, làng mạc để cướp bóc gây láo loạn lòng dân.

Trước tình hình đó, vua Tự Đức đã cử Thống chế Lê Văn Lễ cùng em trai vào dẹp loạn, bình định vùng đất màu mỡ Biên Hòa. Ngay sau khi đặt chân vào vùng đất trù phú Biên Hòa, Thống chế Lê Văn Lễ đã chỉ huy quân đội liên tiếp tấn công phiến quân phản loạn, tạo ra yên bình cho người dân chú tâm lao động sản xuất.

Tương truyền rằng, vào ngày trước khi ra trận, Thống chế Lê Văn Lễ đã tiếp cận với một bà bóng, sau khi nghe bà nói: Trận này tướng quân sẽ thắng, nhưng khi trở về chớ nên đi đường cái, mà phải đi đường nhỏ, nếu không sẽ có hệ lụy…

thuc hu kho bau vang trong mo co o san bay bien hoa
Mũ đội của Thống chế, một trong những di vật đang được lưu giữ tại bảo tàng

Ông cho rằng bà bóng này nói lời hoang đường làm xáo trộn lòng quân sĩ nên sai quân lôi ra chém đầu trước khi xuất quân. Đúng như dự báo của bà bóng, trận xuất quân tấn công thẳng vào sào huyệt của phiến quân phản loạn đã dành được chiến thắng vang dội. Toàn bộ cứ điểm của địch đều bị phá hiểu, nhiều thủ lĩnh và binh lính của quân phản loạn bị tiêu diệt.

Dù dành được chiến thắng, nhưng Thống chế Lê Văn Lễ vẫn nhất quyết cho rằng lời nói của bà bóng là hoang đường nên khi trên đường trở về, ông quyết định đưa quân đi đường cái quan và bị tàn quân mai phục.

Nghiệm thấy lời bà bóng nói đúng, ông hối hận và trong lúc lâm nguy trước sự tấn công bất ngờ của quân địch Thống chế Lê Văn Lễ đã tự sát, người em trai của Thống chế cũng tử nạn ngay trong trận chiến hôm ấy.

Thi thể của Thống chế Lê Văn Lễ và em trai sau đó đã được đưa về và được triều đình Nguyễn cho tiến hành làm lễ an táng theo đúng nghi thức của một công thân có công với đất nước.

Để ghi nhớ công lao dẹp loạn, bình định vùng đất loạn lạc giúp dân tình an cư lạc nghiệp, nhân dân đã an táng, lập miếu tôn thờ ông và đặt ra tên gọi dân dã lăng Ông Anh (hay “Thiên vương Thống chế”) và lăng Ông Em để dễ phân biệt, xưng danh.

Ngày giỗ của “Thiên vương Thống chế” được nhân dân Tân Phong nhiều đời truyền giữ, đó là vào rằm tháng 11 âm lịch hằng năm. Và tất cả mọi người ở đây đều tin rằng sự linh thiêng đã khiến cho không ai dám mạo phạm đến đền thờ Thống chế.

chọn