Thuê người da trắng - chiêu 'làm màu' của công ty Trung Quốc

Người ngoại quốc được thuê làm nhân viên, ca sĩ, kiến trúc sư nhằm tạo hình ảnh "quốc tế" cho các công ty Trung Quốc.
thue nguoi da trang chieu lam mau cua cong ty trung quoc
Sự xuất hiện của người nước ngoài khiến các công ty Trung Quốc thêm phần "quốc tế" và "chuyên nghiệp". Ảnh: SCMP

Tới Bắc Kinh, ba năm trước, Katie, 25 tuổi, nhanh chóng nhận ra công việc không đủ chi phí sinh hoạt.

Tình cờ đọc mẫu tin tìm “người nước ngoài nói tiếng Trung làm việc bán thời gian”, Katie ứng tuyển và trở thành nhân viên “hờ” cho một công ty Trung Quốc. Trên danh thiếp, cô gái Mỹ là trợ lý giám đốc, song nhiệm vụ chỉ là hộ tống sếp đi ăn tố với khách hàng mỗi tuần một lần.

“Tôi không biết nhiều về công ty này và cũng chưa từng bàn chuyện làm ăn trên bàn tiệc”, Katie cho biết. “Nhưng công việc có mức thù lao 145 USD/giờ không tệ chút nào”.

Katieo không thắc mắc vì sao công ty cần người ngoại quốc, nhưng tin rằng điều này có thể giúp họ xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp.

Khái niệm thành công

Thuê người nước ngoài, đặc biệt là người da trắng, không phải chuyện hiếm tại Trung Quốc. Theo SCMP, xã hội Trung Quốc vẫn đánh đồng sự xuất hiện của người nước ngoài với sự thành công và tầm nhìn quốc tế. Điều đó thể hiện qua cách đặt tên tiếng Anh cho các sản phẩm “made in China”, hay người mẫu nước ngoài quảng bá sản phẩm.

Quan niệm đó biến Trung Quốc trở thành thị trường hấp dẫn với người ngoại quốc muốn kiếm thêm mà không cần kỹ năng đặc biệt.

Các công ty thường thuê người da trắng đóng giả ca sĩ, vận động viên, kiến trúc sư, luật sư cùng nhiều nghề nghiệp khác cho sự kiện quảng bá, một chiêu trò phổ biến để thu hút khách hàng nội địa.

Ngành công nghiệp môi giới nhờ đó phát triển trong 10 năm qua. Theo thống kê năm, có 900.000 người nước ngoài làm việc tại Trung Quốc, tăng 10.000 so với những năm 1980.

Trong pthim tài liệu Dream Empire, đạo diễn David Borenstein kể lại câu chuyện của Yana, một người di cư từ khu vực nông thôn đã hành lập đại lý môi giới ở Trùng Khánh, giúp khách hàng quảng bá sản phẩm và xây dựng hình quốc tế chuyên nghiệp khiến không ít người tin tưởng.

“Khách hàng chỉ quan tâm tới màu da, không phải công việc họ đang làm. Điều đó khiến họ không khác gì một chú khỉ trong rạp xiếc”, đạo diễn Borenstein nhận xét.

Nhiều người nước ngoài trong bộ phim của Borenstein cũng tự nhận mình là “những con khỉ trắng”.

Những ngôi sao nhạc đồng quê

thue nguoi da trang chieu lam mau cua cong ty trung quoc
Hình ảnh trong bộ phim tài liệu Dream Empire, bàn về thực trạng thuê người nước ngoài đóng giả ca sĩ, kiến trúc sư, nhân viên,... tại Trung Quốc. Ảnh: SCMP

Phim được Borenstein lấy cảm hứng từ chính những năm tháng sống tại Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên những năm 20 tuổi. Từ năm 2011- 2013, Borenstein đã làm hàng chục công việc “dành riêng cho người nước ngoài”.

Trong một lần đi trên phố, Borenstein được người môi giới tiếp cận và đề nghị làm thành viên ban nhạc biểu diễn trong buổi ra mắt dự án bất động sản. Tò mò, Borenstein đồng ý và nhanh chóng nhận công việc đầu tiên với những người chưa từng quen biết.

Trong đêm gala dự án bất động sản với chủ đề “đêm đồng quê”, họ biểu diễn cho 2.000 khách mời. Người dẫn chương trình giới thiệu anh và những người ngoại quốc khác là ban nhạc đồng quê có tên "Traveller".

“Tôi được phân công chơi kèn clarinet, nhưng người tổ chức sự kiện cũng không biết clarinet chả liên quan gì tới nhạc đồng quê. Hát chính là một phụ nữ Tây Ban Nha không thể hát hay thậm chí nói tiếng Anh. 5 người châu Phi trong trang phục truyền thống cũng lên sân khấu nhảy phụ hoạ. Tất cả thật lố bịch”, Borenstein kể. “Sau này tôi biết tay chơi đàn đã vào nghề được 5 năm, dù không biết chơi nhạc cụ”.

Thật giả lẫn lộn

Hình ảnh quốc tế là nhân tố thu hút người tiêu dùng Trung Quốc. Xie Fengyun, 50 tuổi, cảm thấy sản phẩm do người mẫu nước ngoài quảng cáo, hoặc công ty có nhân viên là người phương Tây, đáng tin cậy hơn. Theo Xie, điều đó cho thấy "công ty ắt phải mang tầm quốc tế”, Xie nói.

Lily Zeng, nhân viên văn phòng ở Quảng Châu, lại không bị thu hút bởi hình ảnh này. Zeng từng xem màn biểu diễn tệ hại của nhóm người nước ngoài trong lễ khởi công dự án bất động sản.

“Chỉ mang tính quảng cáo” là đánh giá của Mike Ren, người Mỹ sống tại Trung Quốc.

“Người ngoại quốc luôn giàu có, học thức cao và làm việc chuyên nghiệp là nhận định sai lầm. Các khách hàng có kiến thức sẽ dễ dàng phân biệt được đâu là thật và đâu là giả”, Ren nhận định.

Đối với nhiều chuyên gia sống tại Trung Quốc nhiều năm, đây là hiện tượng tiêu cực.

John Lombard, người Canada, cho biết ông và hầu hết doanh nhân nghiêm túc ở đây cảm thấy khó chịu.

“Họ phá hoại hình ảnh cộng đồng người nước ngoài và khiến tôi gặp khó khăn hơn trong việc xây dựng niềm tin, khi tiếp xúc khách hàng và đối tác tiềm năng. Đó là ngành công nghiệp dựa vào sự lừa dối”, Lombard bức xúc.

Môi giới lao động ngoại quốc phản ánh sự thiếu tự tin trong danh tính văn hoá, theo nhà phân tích Li Bochun, Giám đốc Viện nghiên cứu Văn hoá Trung Quốc. Li nhận định việc sử dụng gương mặt quốc tế để đánh bóng hình ảnh là minh chứng cho hệ tư tưởng “tôn thờ người nước ngoài” đang thịnh hành tại Trung Quốc.

Vị chuyên gia đề nghị giới chức cần có biện pháp giải quyết, như giáo dục tầm quan trọng và giá trị của lịch sử văn hoá trong xã hội hiện đại. Li cũng cho rằng tnhiều trường hợp, "đây chính là lừa đảo".

Còn với Katie, cô không thấy mình dối trá khi nhận lời làm nhân viên "làm màu" cho công ty Trung Quốc.

“Dĩ nhiên, công việc có phần kỳ lạ", cô nói. "Nhưng với một người trẻ cần thu nhập và tự tin vào bản thân, tôi không thấy có vấn đề gì".

thue nguoi da trang chieu lam mau cua cong ty trung quoc Kiếm 14.000 USD mỗi năm bằng nghề đi ngủ
thue nguoi da trang chieu lam mau cua cong ty trung quoc Công ty Trung Quốc buộc nhân viên nữ xếp hàng hôn sếp mỗi ngày
chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.