Sau đề nghị bỏ đốt vàng mã, người dân phản ứng ra sao? | |
Còn chưa giải thích được mọi hiện tượng tâm linh, còn nhu cầu đốt vàng mã |
Đây là quan điểm của Thượng tọa Thích Nhật Từ, Ủy viên Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phó viện trưởng Học viện Phật giáo xung quanh các tập tục của người Việt khi tham dự các lễ hội đầu năm.
Cuộc sống diễn ra theo quy luật Nhân- Duyên- Quả
Thượng tọa Thích Nhật Từ cho biết: Trong truyền thống văn hóa Việt Nam từ mùng 1 tháng Giêng hàng năm, hầu hết người dân đặc biệt ở Miền Bắc chú trọng đến đời sống tinh thần. Do đó cư dân ở Miền Bắc đã dành thời gian tham dự các lễ hội văn hóa trong đó không thể thiếu những lễ hội như chùa Hương, chùa Keo, chùa Bái Đính...
Thượng tọa Thích Nhật Từ |
“Người dân tham dự các lễ hội nhằm mục đích cầu nguyện những điều an lành đến với bản thân mình và gia đình của mình. Về phương diện này cộng đồng phật giáo ở Miền Bắc phát huy mạnh hơn cộng đồng phật giáo ở miền Nam. Phần lớn các tín đồ Miền Nam chỉ đến tham dự trong vòng vài ba tiếng và ít đặt nặng về phương diện cầu nguyện như cộng đồng ở Miền Bắc”- Thượng tọa Thích Nhật Từ nêu.
Theo thượng tọa Thích Nhật Từ, trong truyền thống văn hóa lễ hội còn rất nhiều hoạt động mang tính chất mê tín dị đoan, trong đó có các kiêng cữ những điều đen đủi để không xuất hiện với chúng ta trong một năm bắt đầu từ những ngày Tết; cũng như việc đốt vàng mã, nhét tiền lẻ, xoa tiền vào các pho tượng phật, linh vật trong chùa, đền, đình...
“Bản chất các điều kiêng kỵ có cấu trúc quy nạp được thực hiện một cách tùy tiện dựa vào tình trạng ngẫu nhiên diễn ra thời điểm này thời điểm khác… do đó liệt vào danh sách kiêng cữ. Nếu không làm thì một năm sẽ gặp vận đen.
Trên thực tế toàn bộ kiêng cữ mang tính tập tục thường là mê tín thường không có quy luật nhân quả, không có căn cứ khoa học do đó chúng ta không cần thiết phải lo sợ về nó. Vì các lo sợ này là kẻ thù của hạnh phúc. Về bản chất lo sợ là thực phẩm làm cho các tập tục mê tín dị đoan này sống dai, sống dài và sống dở trong cuộc đời của mình”- Thượng tọa Thích Nhật Từ nhấn mạnh.
Bởi theo thượng tọa, cuộc sống diễn ra theo quy luật riêng của nó bao gồm: Nhân - Duyên - Quả. Nhân là yếu tố hình thành ra các kết quả, các yếu tố đó được hỗ trợ bởi các duyên cho nên thay vì việc chúng ta lo sợ những điều đen, rủi xảy ra với mình và người thân thì thì theo lời Phật dạy chúng ta sống theo quy luật của nhân quả để tránh những nhân xấu. Nếu không làm tốt công việc này thì những lời nguyện ước chỉ đơn thuần dừng lại ở lời cầu nguyện…không thay đổi được.
Số tiền đốt vàng mã có thể nuôi được hàng triệu người nghèo khổ
“Nếu chỉ dựa vào lời nguyện đơn thuần mà đạt được kết quả thì trên đời này sẽ không có chiến tranh, không có cảnh thất nghiệp, không có khủng hoảng tài chính, không có mất mát mùa màng, không thất bại trong công danh sự nghiệp cũng chẳng có chuyện thất tình… Trên thực tế, trên hành tinh này trên 7 tỷ người mỗi thời khắc trôi qua, mỗi người không gặp trở ngại này sẽ gặp trở ngại khác và chúng diễn ra theo quy luật nhân quả không phải tình cờ cũng không phải do các thần linh giáng họa”- Thượng tọa Thích Nhật Từ nói.
Do đó, để ước nguyện những điều tốt đẹp đến với chúng ta trong một năm thì ngoài nguyện ước chân thành chúng ta phải làm một cách có trình tự phù hợp với quy luật nhân quả. Làm được những điều như thế chúng ta không cần phải lo sợ những điều đen, rủi đến với mình. Vì mình đã chặn được các nguyên nhân xấu, và khi chặn được nguyên nhân xấu thì làm sao có kết quả xấu được.
Với tổng số tiền mà người dân mua vàng mã mang vào chùa đốt có thể nuôi được hàng triệu người Việt nghèo khó |
Nói thêm về đề nghị không đốt vàng mã của Giáo hội Phật giáo, Thượng tọa Thích Nhật Từ cũng cho rằng “quá muộn, lẽ ra nên ban hành sớm thì đỡ gây ô nhiễm, lãng phí tiền bạc của người dân”.
Thượng tọa phân tích năm 2009, Chính phủ có công văn về việc cấm đốt vàng mã nơi công cộng. Năm 2013, Nghị định 157 quy định phạt người đốt vàng mã nơi công cộng 500.000 đồng. "Nếu như thời điểm này, Giáo hội Phật giáo ban hành công văn trên thì sẽ hiệu quả hơn nhiều, vì nó tạo được hiệu ứng như domino. Theo Phật giáo, người chết thì đều tái sanh hết. Cho nên, việc tin rằng dưới âm phủ có sự sống của người chết là không đáng được tin, không đáng được khích lệ", Thượng tọa Thích Nhật Từ nói.
Do đó, vị thượng tòa này cho rằng, các chùa cần quán triệt thực hiện theo tinh thần của công văn đó. Với tổng số tiền mà người dân mua vàng mã mang vào chùa đốt có thể nuôi được hàng triệu người Việt nghèo khó. Bởi khi "chúng ta thay đổi được cái đó thì giá trị tích cực sẽ tăng lên".
Giáo hội Phật giáo Việt Nam đề nghị bỏ tục đốt vàng mã
Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam vừa có công văn đề nghị các Phật tử loại bỏ tục đốt vàng mã tại các ... |